ClockThứ Năm, 24/09/2020 14:15

Tiếp sức cho nghề truyền thống

TTH - Năm 2020, nguồn vốn khuyến công (KC) Quốc gia hỗ trợ 500 triệu đồng cho các cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đưa sản phẩm làng nghề vươn xa.

Quảng Điền: Khuyến khích, thúc đẩy tiểu thủ công nghiệpCơ giới hóa làng nghề

Dây chuyền chiết rót tinh dầu bán tự động do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ một phần kinh phí giúp DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Là doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất các sản phẩm tinh dầu, cao xoa bóp, mỗi tháng tiêu thụ trên 1 tấn sản phẩm tinh dầu các loại nên việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm luôn được Công ty TNHH Sản xuất tinh dầu Kim Vui chú trọng. Sau khi tham khảo các mô hình sản xuất và nghiên cứu các phương án phát triển để mở rộng quy mô, DN đã lập đề án xin KC đầu tư thiết bị hiện đại và được Sở Công thương phê duyệt.

Với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, công ty đầu tư dây chuyền chiết rót tinh dầu bán tự động phục vụ việc chiết rót các loại tinh dầu, trong đó nguồn vốn KC Quốc gia hỗ trợ 300 triệu đồng.

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sản xuất tinh dầu Kim Vui Trần Văn Lực cho rằng, để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, cùng với việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã thì năng suất phải cao và giá thành hợp lý. Nguồn vốn KC hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư dây chuyền chiết rót tinh dầu đã góp phần rất lớn giúp DN tiết giảm nhân công, nâng công suất chiết rót tăng gấp 3 lần so với dây chuyền thủ công.

Tại xã Phong Bình (Phong Điền), với lợi thế từ cây cỏ bàng, nhiều năm nay Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ống hút từ nguyên liệu cây cỏ bàng. Khai thác tiềm năng từ làng nghề đệm bàng Phò Trạch cùng với việc đưa công nghệ, máy móc hiện đại vào sản xuất nên các sản phẩm truyền thống, thân thiện môi trường như ba lô, túi xách, mũ, nón, ống hút… nên sản phẩm làm ra nhanh chóng được khách hàng đón nhận.

Thị trường mở rộng, nhu cầu cung ứng các sản phẩm làng nghề đệm bàng ngày càng tăng trong khi thiếu máy móc sản xuất, giữa năm 2020 công ty đã lập đề án xin hỗ trợ vốn KC và được hỗ trợ 200 triệu đồng từ nguồn vốn KC Quốc gia để  đầu tư thiết bị máy cắt laser và máy sấy lạnh phục vụ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ống hút từ cây cỏ bàng.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, nhiều năm qua, nguồn vốn KC đã hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề thủ công mỹ nghệ và các cơ sở làng nghề đầu tư đổi mới máy móc cũ, lạc hậu thành các thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để phát huy hiệu quả từ nguồn vốn KC, sắp tới, Sở ưu tiên thẩm định, phê duyệt các đề án đầu tư máy móc, đào tạo nghề cho các HTX, các làng nghề sản xuất tập trung hay các mô hình sản xuất liên kết ở các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Bởi, sau khi liên kết để thành lập HTX, các cơ sở có cơ hội phát huy thế mạnh, thay đổi tư duy để mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, uy tín phục vụ thị trường.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top