ClockThứ Sáu, 15/03/2019 12:34

Cơ cấu kinh tế Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng!

Kinh tế tư nhân được xem là trụ cột của nền kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kinh tế tư nhân chỉ đóng góp chưa đến 30% GDP. Trong khi đó, đóng góp cho GDP chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế Nhà nước (28%) và kinh tế hộ gia đình (32%), nhưng đây lại là 2 lực lượng “có vấn đề” nhất về năng lực...

"Cơ cấu kinh tế có vấn đề nghiêm trọng” là nhận xét của PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019, được Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sáng nay 15-3.

Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019 do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, sáng 15-3 -2019.

Ông PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết: “Kinh tế tư nhân trong nước, tuy về nguyên tắc phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào GDP thì sau 30 năm đổi mới, chỉ đóng góp chưa đến 30%.  Dù được coi là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế, thành phần này chỉ tăng thêm được… 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP trong 6 năm qua”.

"Các số liệu về tương quan đầu tư và thương mại giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam những năm gần đây minh hoạ cho nhận định đó", ông Trần Đình Thiên cho biết.

Theo ông Trần Đình Thiên, thực lực của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Đóng góp GDP chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế Nhà nước  (28%) và kinh tế hộ gia đình (32%), nhưng đây lại là 2 lực lượng “có vấn đề” nhất về năng lực.

Khu vực hộ gia đình là lực lượng nhỏ bé, manh mún, trong khi kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ lớn, nợ xấu nhiều, tiêu phí nhiều tài nguyên và nguồn lực quốc gia.

Cả 2 thành phần này đều có sức cạnh tranh yếu, khó trở thành trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế thành công.

“Kinh tế tư nhân trong nước, tuy về nguyên tắc phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào GDP thì sau 30 năm đổi mới, chỉ đóng góp chưa đến 30%. Dù được coi là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế, thành phần này chỉ tăng thêm được… 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP trong 6 năm qua", TS Trần Đình Thiên lo ngại. 

Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng. 

Sản xuất cân tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa. Ảnh: THÀNH TRÍ

Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn.

Trong khi đó số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp – chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

Theo TS Trần Đình Thiên, “tài năng của doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ chứ không phải cho đầu tư và cạnh tranh quốc tế, trong khi nguy cơ phạm luật mang tính hiện thực rất cao”.

Chỉ khu vực FDI là tương đối “ăn nên làm ra, đóng góp khoảng 20% GDP với tốc độ gia tăng mang tính áp đảo. Bên cạnh năng lực vượt trội của khối này, một nguyên nhân quan trọng khác là họ biết dựa vào thế mạnh của mình để tận dụng triệt để những lợi thế và ưu đãi mà doanh nghiệp Việt Nam dành cho đầu tư nước ngoài, bao gồm cả lợi thế tự nhiên (tài nguyên, lao động đồi dào với tiền lương thấp, vị trí địa lý, quy mô và sức tăng trưởng của thị trường) và ưu đãi chính sách (tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế, cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương).

Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại đang bị trói buộc và hạn chế bởi nhiều thể chế, chính sách và quy định đặc thù.

"Đây là một cơ cấu kinh tế có vấn đề nghiêm trọng”, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Theo SGGP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top