ClockThứ Tư, 27/12/2023 11:39

Cơ cấu giống ngắn ngày và gieo cấy lúa kịp thời vụ

TTH - Trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp, đồng ruộng bị ngập kéo dài, ngành nông nghiệp cùng các địa phương phải tính toán, cơ cấu giống lúa phù hợp nhằm đảm bảo gieo cấy kịp thời vụ, thu hoạch kịp thời vụ.

Đưa giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấyThả 110.000 con cá, tôm giống xuống phá Tam Giang - Cầu HaiPhong Điền: Năng suất lúa vụ hè thu giảm 5,5 tạ/ha do thời tiết nắng nóng

Một vùng cao đang tiến hành làm đất 

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc Hợp tác xã Đông Phú, xã Quảng An (Quảng Điền) thông tin, hiện tại nước trên đồng ruộng đang xuống chậm, những vùng thấp có khả năng 4 ngày tới mới cạn nước. Trong khi thời vụ gieo từ ngày 25/12 và kết thúc ngày 5/1/2024. Để gieo cấy kịp thời vụ, hợp tác xã yêu cầu bà con ngâm giống từ các đồng cao; đồng thời chuyển đổi sang gieo cấy gần 60ha giống J02 ngắn ngày, chiếm 25% diện tích toàn hợp tác xã. Trường hợp tình huống xấu, sau ngày 10/1 không gieo giống dài ngày được sẽ chuyển qua giống trung ngày, ngắn ngày như mọi vụ trước, đảm bảo thu hoạch trước 30/5 và gieo vụ hè thu trước 5/6/2024.

Tại xã Vinh Hiền (Phú Lộc), nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, xã Vinh Hiền đưa giống xác nhận vào gieo cấy trên 95% diện tích (mỗi hợp tác xã bố trí cơ cấu từ 3-5 loại giống). Vinh Hiền cơ cấu 100% giống ngắn ngày, gồm Khang dân, HT1, HN6, J02, HG12, DT39...

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông chia sẻ, để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, yêu cầu các địa phương bố trí hợp lý các loại giống trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất. Đồng thời, khuyến khích sản xuất thử giống có triển vọng HG244 và mở rộng diện tích một số giống lúa đã được công nhận chính thức, giống mới có tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm, ưu điểm về năng suất để đa dạng hóa bộ giống như Hà Phát 3, ST24…

Vụ đông xuân tại thị xã Hương Trà phấn đấu sử dụng giống lúa xác nhận đạt tỷ lệ trên 95% diện tích gieo cấy. Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương trên địa bàn thị xã Hương Trà bố trí hợp lý nhóm giống dài, trung ngày, ngắn ngày trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất của từng vùng...

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Văn Anh thông tin, vụ lúa đông xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 28 ngàn ha lúa. Để chủ động đối phó, khắc phục những tác động xấu, bất thường của thời tiết, khí hậu, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng, Sở đã hướng dẫn các địa phương cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một cách hợp lý.

Phấn đấu sử dụng giống lúa xác nhận đưa vào gieo cấy đạt khoảng 95% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Cơ cấu các giống lúa chủ yếu nhóm ngắn ngày như Khang dân, ĐT100 (KH1), HT1, DT39, TH5, HN6, J02, BT7, HG12… chiếm 90-95% trong tổng diện tích gieo cấy toàn tỉnh; nhóm dài ngày, trung ngày chỉ chiếm 5-10%.

Để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương bố trí hợp lý nhóm giống dài, trung ngày, ngắn ngày trên cơ sở xem xét cụ thể điều kiện sản xuất của từng vùng. Ngành nông nghiệp khuyến khích các địa phương sản xuất thử giống có triển vọng HG244; mạnh dạn đưa một số giống lúa đã được công nhận chính thức, có tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm như ST24, Hà Phát 3, VNR20, ĐB6… để từng bước đa dạng hóa bộ giống của tỉnh.

Sở bố trí khung lịch thời vụ để đảm bảo lúa đông xuân toàn tỉnh trổ tập trung từ ngày 10/4 đến ngày 20/4/2024. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của từng địa phương để bố trí thời gian gieo cấy phù hợp. Tại huyện A Lưới cần có phương án vận động nông dân triển khai làm đất sớm để bố trí thời vụ sớm hơn lịch chung từ 15 - 20 ngày.

Đối với các vùng thấp trũng, tiêu úng muộn cần cơ cấu giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Các địa phương xây dựng phương án cụ thể cho từng vùng, nhất là tiêu úng kịp thời, dự phòng lúa giống… Giống lúa được bố trí sản xuất đại trà phải ở trong danh mục giống được công nhận lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Giống chất lượng cho rừng trồng

Trồng và chăm sóc rừng là nhiệm vụ hằng năm đối với các chủ rừng, hộ lâm dân. Điều quan tâm với ngành lâm nghiệp là làm thế nào để cây giống đảm bảo chất lượng cho mục tiêu trồng rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn (RGL).

Giống chất lượng cho rừng trồng
Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới

Hai giống lúa mới chất lượng cao HG244 và HN6 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đưa vào gieo cấy trong vụ hè thu 2024, phù hợp với chân ruộng tại miền núi A Lưới, đạt năng suất trên 60 - 70 tạ/ha.

Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

TIN MỚI

Return to top