ClockThứ Tư, 11/12/2019 15:25

ADB tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,9% năm 2019

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên mức 6.9% cho năm 2019 và 6,8% cho năm 2020.

Thời gian ký kết hiệp định RCEP sẽ dời lại vào tháng 2/2020ASEAN góp phần thúc đẩy GDP toàn cầuViệt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu khu vực, thế giớiTăng trưởng cao và bài toán bền vữngĐến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm khoảng 20% GDPMalaysia: Xuất khẩu tăng trưởng vượt trội trong các nước ASEANOxford: Tăng trưởng GDP Đông Nam Á dự đoán giảm còn 4,5% trong năm 2019

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng từ mức 6,8% lên 6,9% cho năm 2019, và từ mức 6,7% lên 6,8% cho năm 2020.

Trước đó, trong ấn bản bổ sung cho báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2019 (ADOU2019) công bố vào cuối tháng 9 vừa qua, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở Châu Á đang phát triển trong năm nay và năm tới. ADB dự kiến GDP trong khu vực đạt 5,2% trong cả năm 2019 và 2020, giảm so với dự báo tăng trưởng đưa ra trước đó là 5,4% cho năm 2019 và 5,5% cho năm 2020.

ADB điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Mặc dù tốc độ tăng trưởng ở Châu Á đang phát triển vẫn vững vàng, song căng thẳng thương mại kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực và hiện đang là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế trong dài hạn. Đầu tư trong nước cũng đang giảm sút ở rất nhiều quốc gia do niềm tin kinh doanh suy yếu. Mặt khác, lạm phát đang gia tăng trong bối cảnh giá lương thực cao hơn, do dịch tả lợn châu Phi khiến giá thịt lợn tăng lên đáng kể".

ADB dự báo lạm phát ở mức 2,8% trong năm 2019 và 3,1% vào năm 2020, tăng so với con số dự báo hồi tháng 9 là 2,7% trong cả năm nay và năm sau.

Ở Đông Á, tăng trưởng của Trung Quốc hiện được dự kiến đạt 6,1% trong năm nay và 5,8% trong năm tới, do căng thẳng thương mại và tình trạng suy giảm hoạt động toàn cầu, kết hợp với nhu cầu nội địa suy yếu khi ngân sách của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.

Tuy nhiên, ADB cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể bứt tốc nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về thương mại. Trong tháng 9, ADB dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,2% trong năm 2019 và 6,0% vào năm 2020.

Ở Nam Á, tăng trưởng của Ấn Độ hiện được dự báo đạt mức thấp hơn là 5,1% trong năm tài khóa 2019, do thua lỗ của một công ty tài chính phi ngân hàng lớn trong năm 2018 đã dẫn tới tâm lý e ngại rủi ro trong lĩnh vực tài chính và thắt chặt tín dụng. Đồng thời, tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng việc làm thấp và khó khăn ở khu vực nông thôn do mất mùa.

Tăng trưởng của Ấn Độ có thể lên tới 6,5% trong năm tài khóa 2020 với các chính sách hỗ trợ. Trong tháng 9, ADB đã dự báo mức tăng GDP của Ấn Độ là 6,5% trong năm 2019 và 7,2% vào năm 2020.

Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP trong ba quý đầu năm 2019 đã đạt 7,0%, mức cao nhất so với cùng kỳ trong chín năm qua. Tiêu dùng cá nhân đã tăng 7,3%, trong khi đầu tư tăng 7,7% nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư được duy trì và sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Với xung lực tăng trưởng mạnh mẽ ngoài dự kiến trong Quý 3 nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong Quý 4 năm nay và năm sau, ADB dự báo tăng trưởng cho Việt Nam đã được điều chỉnh tăng từ 6,8% lên 6,9% trong năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% trong năm 2020.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”

TIN MỚI

Return to top