ClockThứ Bảy, 02/11/2024 06:32

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

TTH - A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

Tận dụng lợi thế ở dòng sông A Sáp để phát triển kinh tếGià làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèoA Lưới chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp

A Lưới áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả cây trồng 

Đẩy mạnh cơ giới hóa

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện A Lưới, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện năm 2024 đạt hơn 672 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng so với năm 2023. Trong đó, đáng chú ý ở lĩnh vực trồng trọt đạt hơn 237 tỷ đồng, chiếm 35,3%; chăn nuôi đạt hơn 227 tỷ đồng, chiếm 33,8 %. Năm 2024, A Lưới đã cơ giới hóa ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất, góp phần rút ngắn khâu làm đất, thu hoạch và giảm bớt thất thoát trong thu hoạch cũng như ảnh hưởng thời tiết.

Mới đây, tại hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm đánh giá, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời gian qua trên địa bàn huyện duy trì ổn định và có bước đột phá do các cấp chính quyền triển khai thực hiện tốt nghị quyết về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Người chăn nuôi đã bắt đầu chú trọng đến an toàn thực phẩm, không sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi. Đồng thời, đã mở rộng liên doanh, liên kết với nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ an toàn sinh học ngày càng được nhân rộng và từng bước mở rộng quy mô. Nuôi bò hữu cơ, xây dựng thương hiệu “Bò vàng A Lưới” cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc thu gom rơm để làm thức ăn cho gia súc và làm phân bón cho cây trồng không chỉ chủ động được nguồn thức ăn, mà còn hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng.

Huyện cũng thường xuyên rà soát các sản phẩm đặc sản có lợi thế của mỗi địa phương để hướng dẫn nâng cấp thành mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP). Đến nay, toàn huyện có 5 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 3 sao. Để đưa sản phẩm OCOP ra thị trường, A Lưới đã thành lập điểm bán chuối, rau củ quả hữu cơ của Hội LHPN huyện; xây dựng các quầy bán sản phẩm thịt lợn hữu cơ tại chợ vùng cao A Lưới. Đồng thời, xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tại 6 xã: Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Kim, Trung Sơn, Hồng Hạ, Hương Nguyên, nhằm giúp nông dân các địa phương sử dụng hiệu quả đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

A Lưới cũng chú trọng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP; ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao thông qua các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững.

Đồng bộ các giải pháp

Đến nay, CTMTQG theo Quyết định 1719, năm 2023 đã triển khai ở A Lưới 11 dự án chăn nuôi bò, với tổng số 140 con/70 hộ; năm 2024 đã triển khai 10 dự án chăn nuôi bò, với tổng số 570 con/285 hộ và 3 dự án chăn nuôi lợn thịt, với 776 con/136 hộ thụ hưởng.

Theo Nghị quyết số 05-NQ/HU, về cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện A Lưới giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05), A Lưới xác định mục tiêu xây dựng ngành nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển từng bước theo hướng toàn diện, bền vững góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Văn Ngưm thông tin, thời gian tới, A Lưới xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, VietGAP và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 tăng 1,8 - 2 lần (so với năm 2020). Tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đảm bảo độ che phủ trên 75%. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, gia trại áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ đảm bảo môi trường.

Để “sản xuất lớn”, A Lưới từng bước áp dụng cơ giới hóa ở các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng loại cây trồng, vật nuôi. Chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất là khâu đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Áp dụng quy trình bón phân hợp lý cho các cây trồng chủ lực, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

Ngoài ra, địa phương cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản tham gia các hội chợ hàng nông sản trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm thị trường. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các cá nhân có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. Lồng ghép, huy động tổng hợp các nguồn vốn từ các CTMTQG và vốn từ doanh nghiệp, tổ chức hợp pháp khác, vốn của Nhân dân và nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất.

Huyện A Lưới đề nghị cấp trên có hướng dẫn hoặc ban hành quy trình kỹ thuật 5 loại cây dược liệu để có thể thực hiện dự án dược liệu thuộc CTMTQG theo Quyết định 1719. Đề nghị Sở NN&PTNT có hướng dẫn chi tiết số lượng vật nuôi tối thiểu được xác định khi buộc phải di dời hoặc chấm dứt chăn nuôi theo quy định để được hỗ trợ đối với trường hợp chăn nuôi nông hộ trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND, ngày 8/12/2022 của HĐND tỉnh.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top