ClockThứ Hai, 04/11/2024 06:10

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

TTH - Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt750 triệu đồng ủng hộ sinh viên nghèo từ giải tennisBất chấp nhiều thập kỷ tiến bộ, 251 triệu trẻ em toàn cầu vẫn thất học

Nguyễn Đình Nhật Nguyên và các thành viên trong nhóm nhận quả ngọt 

Ôm ấp ý tưởng từ lâu, đến tháng 8/2020, lúc đó Nguyên đang là sinh viên năm 2, ngành Quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế bắt đầu thực hiện dự án. Trong vai trò là người sáng lập, chàng trai trẻ đã kết nối được những bạn có chung niềm đam mê để cùng đồng hành trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Nhật Nguyên chia sẻ: “Huế là vùng đất có dòng Hương và nhiều con sông khác thơ mộng. Đáng tiếc, hàng năm lượng bèo lục bình sản sinh quá nhiều  đã làm mất đi cảnh quan môi trường, phá vỡ hệ sinh thái”. Từ thực tế đó, nhóm của Nguyên bắt tay thực hiện đề tài với mong muốn biến bèo lục bình trên các dòng sông của Huế thành sản phẩm giấy thương mại thân thiện với môi trường ngay trên vùng đất quê hương.

Từ những cánh bèo lục bình nổi trôi trên sông đến sản phẩm là những tờ giấy thương mại thân thiện với môi trường phải trải qua một hành trình dài với nhiều công đoạn. Nhật Nguyên chia sẻ: “Trước hết, nhóm phải đi thu mua bèo khô từ những người phụ nữ ở địa phương mà dự án đã liên kết; xay nhuyễn bèo và tẩy trắng bằng dung dịch dự án tự nghiên cứu. Khâu tiếp theo là ủ bột giấy từ 2 đến 3 ngày cho bột giấy ổn định; sau đó xeo giấy, phơi khô trong thời gian 1 đến 2 tiếng. Cuối cùng là gia công thành các sản phẩm thương mại mà khách hàng yêu cầu”.

Giấy của dự án A.N PAPER được sản xuất chủ yếu từ bèo lục bình, ngoài ra còn kết hợp thêm nhiều chế phẩm khác như bã mía, vỏ hộp sữa hay xơ dừa. Sản phẩm của dự án là giấy nguyên tấm để vẽ tranh, đóng lại thành sổ tay hay làm thành tấm bookmark và nhiều loại với các chức năng khác nhau. Sau 4 năm đi vào hoạt động, dự án của chàng trai trẻ Nguyễn Đình Nhật Nguyên đã có những kết quả khả quan. Hơn 7 tấn bèo lục bình nổi trôi trên sông đã được giải quyết; tạo việc làm cho 30 phụ nữ vùng ven thành phố; họ vừa vớt bèo, phơi khô, vừa tham gia vào các công đoạn chế biến khi có các đơn đặt hàng. Hiện tại dự án đang liên kết với Lavin home để thương mại hóa sản phẩm. Lavin home là đơn vị hỗ trợ việc làm cho các bạn khuyết tật câm điếc.

Với ý tưởng sáng tạo mang tính khả thi, sản phẩm nghiên cứu góp phần làm sạch đẹp cảnh quan thiên nhiên môi trường, cân bằng hệ sinh thái, dự án của chàng trai trẻ xứ Huế đã tham dự nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học và đoạt được những thành tích đáng kể: Á quân tại Chương trình đào tạo tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội năm 2023 (Vietnam Sunny Impact Startup 2023) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; giải Ba cuộc thi SV Startup 2023; lọt vào vòng 2 BASIC 2024 Youth Co:Lab Vietnam.

Dự án biến bèo lục bình thành giấy thương mại đã thể hiện tình yêu lớn lao của chàng trai trẻ đối với cảnh quan môi trường xứ Huế. Dự án đã phần nào làm sạch đẹp và khơi nguồn cho dòng chảy của các con sông ngang qua lòng thành phố và ở những vùng ven. Nguyên cùng 5 thành viên khác trong nhóm đang tiếp tục nghiên cứu tìm hướng phát triển để ngày càng có nhiều đơn đặt hàng đến với dự án.

Bài, ảnh: Trần Văn Toản
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
Có những nhịp cầu

Nhi dựng xe dưới một tán cây im mát bên trong công viên. Từ đây cô có thể thấy rõ nền nhà cũ, mới tháng trước còn im lìm giữa đống gạch đổ, đìu hiu nhìn sang bên kia đường nơi cây cầu mới đang vào giai đoạn hoàn thiện. Vậy mà hôm nay khu nhà giải tỏa đang ồn ã mấy tốp công nhân khẩn trương dọn dẹp và trục bỏ các gốc cây trên vỉa hè.

Có những nhịp cầu
Một chiều xứ Huế

Đi qua khu nghĩa trang mênh mông có đường lên Chín Hầm điểm những vạt thông biếc xanh như những chiếc ô trời che nơi cõi tịnh.

Một chiều xứ Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Return to top