ClockThứ Bảy, 08/10/2022 18:11

Thêm cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản cho sinh viên

TTH.VN - Chiều 8/10, song song với chương trình chào mừng hơn 150 tân sinh viên khoá 56, Khoa Cơ khí và Công nghệ, trường Đại học Nông lâm, ĐH Huế (ĐHH) đã cùng Công ty TNHH Moriko tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp đưa sinh viên đi học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Làm được nếu kết nối doanh nghiệp tốtTrường ĐH Phú Xuân ký cam kết việc làm với gần 200 sinh viênGần 200 học sinh, sinh viên tham gia Ngày hội hướng nghiệpHơn 2.400 cơ hội việc làm cho sinh viên Trường ĐH Kinh tếCơ hội học tập và làm việc cho thực tập sinh điều dưỡng, y khoa tại Vương quốc Anh

Lễ ký kết mang lại cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản cho sinh viên

Tại buổi lễ, không chỉ cam kết hướng đến việc làm cho sinh viên thuộc 6 ngành đào tạo, Công ty TNHH Moriko cùng Khoa Cơ khí và Công nghệ, Trường ĐH Nông lâm, ĐHH còn đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa trên 1.000 sinh viên tham gia các chương trình học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Ngoài chương trình kỹ sư, sinh viên quyết định học tập và làm việc tại Nhật Bản còn có thể lựa chọn hình thức thực tập sinh, du học. Với định hướng này, sinh viên Khoa Cơ khí và Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm, ĐHH không chỉ có thêm sự lựa chọn để hoạch định kế hoạch cho tương lai mà còn chủ động hơn trong quá trình học tập và rèn luyện.

Cũng trong chương trình, Công ty TNHH Moriko đã trao tặng 6 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng dành cho tân sinh viên tại Khoa có hoàn cảnh khó khăn.

Tin, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top