ClockThứ Bảy, 21/10/2023 11:50

Mơ về bữa ăn bán trú

TTH - Cách đây 1 năm, Trưởng phòng Giáo dục A Lưới Hồ Văn Khởi hào hứng cho biết về đề án xây dựng bếp ăn bán trú ở Trường tiểu học Kim Đồng. Mong muốn, quyết tâm là có, song đến nay, ngoài bậc mầm non, toàn huyện A Lưới vẫn chưa có cơ sở nào tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Từ “mo cơm”, mơ về bữa ăn bán trú

Học sinh A Lưới mong muốn có bữa ăn bán trú 

Bán trú cho học sinh vùng cao bao năm vẫn là niềm mơ ước của nhiều phụ huynh. Người dân nơi đây thường làm đủ nghề, nhưng chủ yếu vẫn là cạo mủ cao su và thợ nề. Với công việc này, phụ huynh thường đi làm ăn xa, lại đi sớm, về muộn nên việc đưa đón con gặp khó khăn. Có em ở xã A Roàng, nhà cách trường từ 3 đến 5km, nhiều ngày phải “cuốc bộ” đến trường, nhất là vào mùa mưa gió lại càng nguy hiểm. Thế nên, có thời gian, nhiều em về nhà ăn cơm trưa thì buổi chiều lại ngủ quên, hoặc không có người chở nên nghỉ học. Giáo viên lại cuống cuồng chạy xe đến đón các em về học.

Với chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh sẽ học hai buổi/ngày, nên nếu có bán trú thì "nhất cử lưỡng tiện". Các em sẽ được ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, có thời gian học kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, trước mắt, bán trú cho học sinh A Lưới vẫn còn nhiều rào cản. Với trên 5.200 học sinh ở 17 trường tiểu học và 4 trường tiểu học và trung học cơ sở, các em vẫn phải chọn phương án về nhà vào buổi trưa hoặc đem cơm đi theo. Giải pháp tạm thời, giáo viên chủ nhiệm ở các trường đã bố trí cho các em ngủ lại trưa ở lớp khi nhà xa trường.

Thực tế, mô hình học bán trú ở A Lưới được nhiều trường ấp ủ xin các nguồn tài trợ và xã hội hóa. Tuy nhiên, khó khăn vẫn là các trường thiếu cơ sở vật chất, phòng ốc nên nếu ở lại trưa các em không có chỗ nghỉ ngơi. Chưa kể, phụ huynh và nhà trường chưa có tiếng nói chung trong việc thống nhất kinh phí thỏa thuận; không có kinh phí thuê mướn bảo mẫu để quản lý học sinh...

Chia sẻ về việc chưa thực hiện được bán trú ở Trường tiểu học Kim Đồng, ông Khởi cho biết, nhà trường đã triển khai mức đóng dự kiến 20.000 đồng/em cho bữa ăn trưa, chưa bao gồm các khoản chi phí khác. Hơn nữa, theo quy định, từ 40 đến 50 học sinh buộc phải có 1 cấp dưỡng và với 1.000 học sinh của Trường tiểu học Kim Đồng phải cần tối thiểu 20 cấp dưỡng. Số tiền thuê cấp dưỡng cũng không phải là nhỏ. Thế nhưng, phụ huynh chưa đồng tình khi cho rằng vì sao độ tuổi mẫu giáo không phải trả lương cho cấp dưỡng mà tiểu học phải trả?!

Trước tình hình đó, Trưởng phòng GD&ĐT A Lưới Hồ Văn Khởi cũng đã đề xuất các phương án cho thời gian đến. Chẳng hạn, nếu không có tiền trả cho cấp dưỡng thì sẽ hợp đồng với các đơn vị cung ứng bữa ăn trưa cho các em; vận động giáo viên ở lại để quán xuyến bữa ăn cho các cháu... Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương cũng như các mạnh thường quân trong hỗ trợ quỹ đất, xây dựng bếp ăn...

Thực tế, vẫn có nhiều trường tổ chức bán trú dựa vào khoản kinh phí thỏa thuận với phụ huynh. Đây cũng là vấn đề đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ tại các bếp ăn trong nhà trường và quản lý học sinh ở lại trưa… Thế nên, trước mắt bán trú vẫn đang là ước ao của phụ huynh và học sinh, mong muốn các em có bữa ăn trưa chất lượng và ngủ đủ giấc khi đang ở “tuổi ăn, tuổi học”.

Bài, ảnh: AN NHIÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TIN MỚI

Return to top