ClockThứ Hai, 27/08/2018 13:00

Cựu giáo chức nặng lòng với khuyến học

TTH - Bằng nhiều cách và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều cựu giáo chức ở Thừa Thiên Huế đã và đang góp phần tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào khuyến học, khuyến tài.

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khănĐồng lòng làm khuyến họcKhuyến học, khuyến tài ở A Lưới

Hồ Đắc Thanh Chương và mẹ là một giáo chức

Bà Lê Thị Minh Trang, hội viên Chi hội Cựu giáo chức thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), vốn là một cán bộ quản lý trường mầm non. Khoảng 5 năm trước, ngay sau khi nghỉ hưu, bà đồng ý nhận trọng trách làm chi hội trưởng hội khuyến học của tổ dân phố. Bà tiên phong trong phong trào xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở cơ sở khi huy động nguồn quỹ khuyến học, như: viết thư ngỏ, lập sổ vàng… gửi đến các “mạnh thường quân” hay bà con người địa phương đang làm ăn phát đạt ở trong và ngoài nước xin hỗ trợ, ủng hộ quỹ khuyến học.

Với nguồn kinh phí vận động được, Chi hội Khuyến học tổ dân phố do bà Minh Trang phụ trách đã tổ chức phát thưởng cho hàng trăm lượt học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt ở các cấp học; học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh nghèo vượt khó năm sau cao hơn năm trước. Chi hội cũng đã tích cực tham gia các phong trào vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi, học sinh bỏ học trở lại lớp, các cháu mầm non 5 tuổi ra lớp đạt yêu cầu.

Bà Trang là một trong số nhiều trường hợp cựu giáo chức tham gia và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài ở Thừa Thiên Huế. Cựu giáo chức là những nhà giáo đã nghỉ hưu, đã một đời gắn bó với sự nghiệp “trăm năm trồng người”, nên rất hào hứng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài. Bản thân họ và gia đình cũng là tấm gương sáng về hiếu học và thành đạt trong học tập.

Niềm tự hào của giáo dục Thừa Thiên Huế nửa thế kỷ qua gắn liền với các tên tuổi của nhà giáo Lê Bá Khánh Trình và Lê Tự Quốc Thắng. Cả hai đều là con của những nhà giáo. Bố của nhà giáo Lê Bá Khánh Trình đạt huy chương vàng cuộc thi Olympic toán quốc tế ở Luân Đôn, nguyên là giảng viên Trường đại học Y dược Huế và mẹ là giáo viên trung học. Còn Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng, huy chương vàng cuộc thi Olympic toán quốc tế tại Hungary, có bố là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên Toán của Đại học Huế và mẹ Đinh Thị Quý Hương, từng là giáo viên toán của Trường THPT Hai Bà Trưng. Phụ huynh của Hồ Đắc Thanh Chương, vô địch cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” 2016, bà Ngô Thị Đông là giáo viên của Trường tiểu học số 2 Phú Bài (thị xã Hương Thủy), đã tham gia đăng ký và đạt danh hiệu “Gia đình học tập”.

Có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục bởi đã từng đứng lớp hay làm công tác quản lý giáo dục, những cựu giáo chức được xem là hạt nhân trong phong trào khuyến học và khuyến tài của tỉnh nhà. Ở Thừa Thiên Huế, nhiều người đã tình nguyện tham gia xây dựng phong trào ngay từ bước đầu khi phong trào khuyến học còn ở thời kỳ “ban vận động”. Nhiều người không quản ngại tuổi cao, sức yếu, đường sá xa xôi, nắng mưa vất vả thường xuyên đến từng cơ quan, gia đình, dòng họ, từng doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… và xa hơn là đến từng hội đồng hương ở ngoài tỉnh để tuyên truyền phong trào, quyên góp xây dựng quỹ khuyến học cho quê hương, dòng họ… Hàng chục năm qua, không có chế độ phụ cấp, nhiều người vẫn say mê, hết sức, hết mình, lúc nào cũng chỉ luôn nêu cao chữ “tâm” đối với phong trào, đối với thế hệ trẻ…

Giáo dục và phong trào khuyến học, khuyến tài ở Thừa Thiên Huế đang rất cần sự đóng góp của những cựu giáo chức mà trường hợp của bà Lê Thị Minh Trang là một minh chứng.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến học và khuyến tài

Công tác khuyến học, khuyến tài hiệu quả là một trong những “đòn bẩy” quan trọng, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Phú Vang.

Khuyến học và khuyến tài
Duy trì truyền thống hiếu học

Ngày 15/9 tại làng văn hóa Thanh Phước (Hương Phong, Hương Trà) diễn ra Lễ tuyên dương và phát thưởng dành cho học sinh, sinh viên trong tộc Phan Hữu đạt thành tích cao trong học tập do Ban Khuyến học của tộc tổ chức.

Duy trì truyền thống hiếu học
Nặng lòng với mảnh đất quê hương

Xa quê ngót nghét 40 năm, ông Hoàng Minh Sang quyết định trở về xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc), đem cái nghề của mình gieo trồng những hạt giống trên mảnh đất quê hương. Thời tiết miền Trung khắc nghiệt khiến kinh nghiệm bao năm ở xứ người của ông cũng phải học lại, nhưng tình yêu quê hương, đam mê trồng dưa lưới đã khiến những khó khăn nhất cũng phải “cúi đầu”. Đến nay, người đàn ông sinh năm 1964 đã có nhiều thành công và trở thành gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Nặng lòng với mảnh đất quê hương

TIN MỚI

Return to top