ClockThứ Năm, 04/02/2021 15:37

“Viết” tiếp ước mơ đến​​​​​​​ giảng đường

TTH - Từng quyết định nghỉ học, nhưng lúc trở lại, Đặng Lập đã cóp nhặt từng chút tri thức, tiếp tục chắp cánh cho mong ước giảng đường của mình bay cao.

Dự án của sinh viên Trường đại học Kinh tế đạt giải Nhất cuộc thi DynamicPhát triển kỹ năng cho sinh viên từ các câu lạc bộ, đội, nhóm

Đặng Lập (bên phải) đã truyền lửa cho CLB Kỹ năng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bươn chải muôn nơi

Nhìn vóc dáng nhỏ thó, đôi tay khẳng khiu, khó mà tưởng tượng rằng Đặng Lập đã từng là thợ đá. Chưa kể sức vóc, chỉ riêng công việc cắt đá hoa cương nặng nhọc, lại đúng mùa hè nắng nóng bỏng rát của Quảng Trị cũng đã khiến chúng tôi rùng mình. Thế mà, chàng trai Phú Lộc vẫn trụ được hơn một tháng, dù nhiều bữa đến cơm Lập cũng chẳng nuốt nổi. Lập nói: “Đó là thời gian vô cùng khó khăn, nhưng cũng là nghề đánh dấu sự chọn lựa của em. Vì thế em rất trân trọng và xem đó là động lực để không ngừng cố gắng”.

Thợ đá là việc thứ ba Lập thử sức sau khi nghỉ học. Trước đó, chàng trai sinh năm 2000 trải qua nghề may tại TP. Hồ Chí Minh. Kể về lý do nghỉ học, Lập chia sẻ: “Lúc ấy em không tìm thấy niềm đam mê khi đến trường, thành tích học tập cũng không cao. Em cho rằng, nghỉ học là mình có thể phụ gia đình làm việc, có thêm thu nhập và hướng đi riêng phù hợp với bản thân. Nhưng em đã lầm”. 

Sai lầm của Lập chính là đinh ninh bản thân đi đúng hướng. Chàng trai Lộc Trì mong mỏi được làm việc, tìm kiếm cơ hội việc làm ở khắp nơi. Nhưng chính công việc, với những trải nghiệm khác hoàn toàn so với suy nghĩ giản đơn đã đánh thức ý chí trong Lập. “Khi làm nghề may, hay chìm trong bụi mù lúc cắt đá, em đều tự hỏi đây có phải là lựa chọn đúng đắn hay không. Mỗi ngày may hàng em có thể cặm cụi từ sáng đến khuya, nhưng đáng ngại bởi nhiều người xấu rủ rê, lôi kéo em vào các cuộc ăn chơi (lúc ấy em đang ở TP. Hồ Chí Minh). Đến khi làm đá, với sức vóc của mình, em bị chê cười, miệt thị. Lúc ấy em hoang mang lắm, không biết mình phải làm gì”, Lập nhớ lại.

Từ những trải nghiệm ấy, chàng trai Lộc Trì thật sự nhận ra mong ước của mình. “Em không muốn bị coi thường nữa. Em phải đứng thật vững trên đôi chân của mình”, Đặng Lập nói. Năm 2017, chàng trai sinh năm 2000 quyết tâm đi học trở lại, bước vào một trận chiến mới, cam go và thách thức hơn.

Nỗ lực gấp bội

Không phải để rời xa những công việc nhọc mệt, không phải sự hối thúc của gia đình hay hoàn thành chặng đường học vấn đang dang dở, Lập quay trở lại việc học bởi mong ước chinh phục tri thức. Nhưng đối diện với quyết tâm của Lập là lỗ hổng kiến thức quá lớn. Loay hoay tìm cách khắc phục, em nảy ra sáng kiến tự kiểm tra mình. Lập nhờ anh trai (có sức học tốt) giảng giải kiến thức những môn căn bản. May mắn vì vẫn có thể hiểu bài, chàng trai từng nghỉ học hai năm khoác chiếc áo trắng, mang cặp tiếp tục theo đuổi kiến thức. Lập tâm sự: “Nếu phải thốt lên điều gì để diễn tả cảm giác của em lúc ấy thì chắc em chỉ mỉm cười. Cười vì vui mừng, vì ngại ngùng và cả quyết tâm”.

Hai tuần đầu tiên của năm học mới, với nỗ lực thay đổi mình, gây dựng việc học lại từ đầu, Đặng Lập đã nhận được sự tín nhiệm của cả lớp. Em nhanh chóng được bầu làm lớp trưởng. Ngoài vài người bạn, tất cả các thành viên trong lớp đều không biết chuyện Lập từng nghỉ học. Sau này, khi Lập chỉ cho các bạn xem học bạ THCS, mọi người mới vỡ òa.

Được bạn bè thương yêu, tin tưởng, giáo viên hăng say truyền lửa, Lập học ngày càng tấn tới. Ba năm học THPT, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hơn thế, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sống, chia sớt yêu thương, Lập trở thành Chủ nhiệm đầu tiên của CLB Kỹ năng Trường THPT Phú Lộc và tham gia rất nhiều các hoạt động thiện nguyện. Em nói: “Sinh hoạt trong môi trường kỹ năng không chỉ phát triển bản thân mà còn giúp các bạn gia tăng ý chí. Em mong rằng không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống, các bạn đều sẽ thành công”.

Hiện nay, chàng trai bỏ học hôm nào đã trở thành tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng. Dù bận rộn, em vẫn rất gắn bó với CLB. Nguyễn Ánh, tân Chủ nhiệm CLB Kỹ năng nói: “Với chúng em, anh Lập xứng đáng được ngưỡng mộ bởi ý chí và nghị lực mà không phải ai cũng có được. Sắp tới với nhiều hoạt động, sự cẩn thận, nỗ lực của anh Lập sẽ giúp CLB vững vàng hơn, thúc đẩy sự tự tin, niềm hào hứng cho các bạn học sinh”.

Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chọn Huế làm nơi nuôi dưỡng ước mơ

“Huế là vùng đất học, nơi có truyền thống văn hóa đặc sắc; Huế yên bình và nhẹ nhàng như tính cách của em. Em quyết định chọn Đại học Huế làm nơi học tập, để nuôi dưỡng ước mơ hướng tới tương lai”, tân sinh viên Lương Thị Mai Anh chia sẻ.

Chọn Huế làm nơi nuôi dưỡng ước mơ
“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho thanh niên tại A Lưới

Chiều 7/6, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2024 với chủ đề “Hành trình của niềm tin” tại huyện A Lưới. Chương trình thu hút 200 đoàn viên, thanh niên và thanh niên hoàn lương huyện A Lưới tham gia.

“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho thanh niên tại A Lưới
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Gần 1.000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ

Ngày 3/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức chương trình Ngày hội trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Gần 1 000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ

TIN MỚI

Return to top