ClockChủ Nhật, 20/11/2016 06:35

Mát lành canh môn rau ngổ

TTH - Buổi chiều sau cơn mưa, ngang qua con đường vắng nối cánh đồng Bàu Vá với thôn Hạ 1 (phường Thuỷ Xuân) gặp một mảnh ruộng rau ngổ tươi xanh sau mưa. Một màu xanh đằm đẹ nối ruộng với đồi, quê với phố…

Canh môn sen “chuẩn vị” khi có rau ngổ đi kèm. Ảnh: Võ Nhân

Không như ở Huế rau ngổ được trồng thành ruộng để bán; quê tôi rau ngổ mọc tự nhiên bên bờ ao, bờ ruộng lẩn trong lúa, trong cỏ nhưng mùi thơm thì rất riêng. Rau ngổ cũng không phổ biến trong các món ăn như hành, ngò hay rau răm. Nhưng có một món ăn rặt quê mùa mà nếu thiếu cái hương rau ngổ thì mất đi cả nửa phần ngon, đó là món canh môn sen…

Ra giêng lôn (trồng) môn sen. Môn sen là loài môn có thân màu tím được trồng nhiều ở các xã ven biển Thừa Thiên Huế. Loài môn này được trồng thành từng vồng cao giữa đồng và phải tưới nước hàng ngày để cho cây môn lúc ăn khỏi bị “lăn tăn” trong miệng. Cuối hè đầu thu là mùa thu hoạch môn sen. Từng gánh môn theo đò, theo xe ra bán chợ Mỹ Chánh, chợ Đông Hà - Quảng Trị rồi vô bán chợ Đông Ba - Huế. Hồi trước, môn được bẻ gấp khúc lại, dùng lạt tre bó thành từng bó một hình chữ nhật như quyển vở để gánh đi cho gọn. Chừ phương tiện vận chuyển nhiều hơn nên chỉ cần xếp lại khoảng chục cây môn bó tròn lại và chất lên xe đậu ngay chân ruộng mang đi bán…

Môn sen không gây “lăn tăn” khi ăn nếu được tưới nước đều đặn hàng ngày. Nhổ vài bụi môn, trẩy hết lá rồi dùng dao lột lớp vỏ ngoài, gọt củ và cắt nhỏ thân cây, rửa sạch nấu canh. Canh môn nấu với tôm sông đập giập, với hến, với cá lóc, cá nục, cá trích ráy thịt đều được cả; nhưng có khi chỉ với mấy miếng tóp mỡ khô thì cũng đủ sức hao cơm. Và, dù nấu kiểu chi thì góp mặt trong xoong canh môn phải có ruốc, nước mắm và rau ngổ. Nếu thiếu một trong ba gia vị ni thì xoong canh chưa được gọi là ngon, là thấm tháp.

Sau này, rau ngổ là loài rau không thể thiếu trong món lẩu cá lóc hay món lươn um nhưng trước đó, rau ngổ đã có trong tô canh môn. Canh môn có màu nâu tím sóng sánh của váng mỡ, có hương thơm dìu dịu của rau ngổ, có vị ngọt mát lành tan ra nơi đầu lưỡi, thỉnh thoảng vớt được một củ môn nằm sâu dưới tô canh ăn bùi bùi, béo béo ngon chi lạ…

Bởi vậy, mỗi lần đi quán, nhìn cái nồi lẩu hay dĩa cá um có thêm mấy ngọn rau ngổ rắc trên mặt là tôi lại nhớ đến tô canh môn mạ nấu. Cái mùi thơm dễ chịu của loài rau ngổ đồng quê trong tô canh môn mát lành mà thơm thảo…

PHI TÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cổ tích của ba”: Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ

Quyển sách nhỏ, có lẽ là một thể loại mới - tản văn cho thiếu nhi - “Cổ tích của ba” của Lê Phi Tân chào bạn đọc vào lúc thời tiết Huế chắc cũng ở mức nắng nóng nhất của mùa hè. Phượng "thắp lửa" trên cây. Trời càng nóng, sắc phượng càng rực rỡ. “Cổ tích của ba” đến vào dịp hè, dù học trò có đi học thêm đủ thứ thì vẫn có nhiều thời gian rảnh để đọc. Và như thế “Cổ tích của ba” là một món quà chào hè 2023 của Nhà Xuất bản Trẻ cũng như của tác giả.

“Cổ tích của ba” Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ
Chiều Đông

Chiều xuống nhanh. Mạ tôi sai: “Mấy đứa con nghỉ chơi ra đụn rơm lôi cho mạ đầy hai trác rơm hí!”.

Chiều Đông
Rau trái vườn xưa

Rau quế có thân màu tím, lá màu xanh đậm, mùi thơm cũng đậm, ngon và thơm nhất khi làm món bóp với rau muống luộc.

Rau trái vườn xưa
Lao xao đồng chiều

Ở ngã ba đầu xóm, mạ tôi và mấy o, mấy dì trong xóm đang dên lúa.

Lao xao đồng chiều
Radio nhớ thương

Hôm qua về nhà cũ chợt nhớ nhà ông Tời hàng xóm của tôi có một chiếc radio hiệu Philips của Hà Lan.

Radio nhớ thương

TIN MỚI

Return to top