ClockThứ Ba, 08/04/2025 14:10

Phụ nữ vùng cao giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số

TTH - Lên mạng, lướt facebook, tôi khá ấn tượng khi bắt gặp hình ảnh phụ nữ mặc trang phục dân tộc ở A Lưới đang livestream bán hàng. Với nụ cười hồn nhiên, say sưa giới thiệu sản phẩm “thật như đếm” nên chẳng mấy chốc chục trứng gà, mớ măng rừng và cả chai mật ong của các chị được khách hàng chốt đơn nhanh gọn.

Lập sinh kế, giúp phụ nữ khởi nghiệpHiệu quả từ mô hình sinh kế cộng đồngPhụ nữ vùng cao hùn vốn khởi nghiệp

Phụ nữ A Lưới tham gia cuộc thi phụ nữ tự tin ứng dụng công nghệ số 

Nhớ năm 2018, chị Hồ Thị Nga ở xã Hồng Thượng (A Lưới) thành lập Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch, chị em vùng cao mừng lắm khi có nơi để tiêu thụ sản phẩm. Thời gian đầu, mang tiếng là HTX nhưng chị Nga chỉ bán được cho khách quen nên doanh thu mỗi tháng vỏn vẹn tầm 5 triệu đồng.

 Khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện A Lưới vận động các chị tham gia tập huấn về kỹ năng bán hàng qua mạng, chị Nga đăng ký ngay. Sau lớp học, các chị biết cách làm những clip ngắn, giới thiệu, quảng bá các mặt hàng trên các nền tảng mạng xã hội, như: Facebook, Zalo.... Nhờ vậy, khách ở nhiều nơi bắt đầu biết đến sản phẩm sạch của chị em vùng cao.

Giờ đi đâu tôi cũng dễ bắt gặp sản phẩm của HTX Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch A Lưới. Chị Nga tiết lộ, chị đã sở hữu 22 cửa hàng rau sạch tại thành phố Huế. Ngoài ra, hệ thống nhà hàng, khách sạn, trường học bán trú và các chợ trên địa bàn A Lưới đều là mối bán hàng sỉ, lẻ của HTX. Từ thực tế bán hàng qua các nền tảng xã hội giúp thu nhập của chị em tăng lên.

“Sắp đến chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng Zalo, Facebook, TikTok và các nền tảng số công nghệ phổ biến khác để giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương, thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng thu nhập”, chị Nga bộc bạch.

Cũng ở A Lưới, tôi biết đến HTX Sản xuất nấm, ổi hữu cơ Hồng Lý tại xã Hồng Quảng do chị Đặng Thị Hồng làm chủ doanh nghiệp khi chị hay livestream để giới thiệu sản phẩm. Trên diện tích 700m2 chuyên trồng nấm, bình quân mỗi tháng HTX xuất ra thị trường 6 tạ nấm. Lao động tại cơ sở chị Hồng biết “đầu tư” điện thoại thông minh để giới thiệu sản phẩm bán hàng online trên mạng xã hội, thu hút nhiều người vào xem trực tiếp và ủng hộ.

Nhắc về những ngày đầu ứng dụng công nghệ vào bán hàng, chị Hồng kể, mới đầu các chị rất lạ lẫm với các khái niệm như chuyển đổi số, marketing... Tuy nhiên, khi thấy sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở xa một cách dễ dàng nên các chị nỗ lực học hỏi để quảng bá sản phẩm trên các nền tảng số.

 Theo bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới, A Lưới đã hình thành được 4 HTX do phụ nữ làm chủ hộ, tạo việc làm thường xuyên cho trên 50 lao động. Lĩnh vực chủ yếu được chị em lựa chọn là sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm đặc sản địa phương. Ban đầu, Hội LHPN mở được 1 lớp bán hàng trực tuyến với 50 chị tham gia; trong đó, có đến 30 chị ứng dụng công nghệ để đưa sản phẩm của cơ sở vươn xa hơn trên thị trường.

Trở ngại lớn nhất đối với phụ nữ ở vùng cao là thiếu điều kiện trang bị các thiết bị thông minh để tiếp cận công nghệ số. Thậm chí, máy smart phone quá cũ, tốc độ xử lý chậm nên nhiều chị... mất khách hàng. Nhiều gia đình chưa được phủ sóng internet nên hạn chế tham gia các hoạt động chuyển đổi số. Có chị tham gia tổ liên kết các mô hình, nhưng vẫn chưa mạnh dạn bán sản phẩm trên nền tảng số, vẫn giữ thói quen truyền thống là đưa hàng ra chợ.

 Dự án "Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo, phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ” đã giúp phụ nữ A Lưới có cơ hội tăng tốc giảm nghèo. Thời gian đến, Hội LHPN huyện A Lưới dự kiến mời các chuyên gia về mở từ 5 - 6 lớp tập huấn bán hàng qua nền tảng số, mỗi lớp khoảng 80 học viên. Đây hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của chị em khi muốn tiêu thụ sản phẩm trong vườn nhà mình trên nền tảng số để cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khác biệt hóa sản phẩm để hấp dẫn du khách

Xu hướng hiện nay là du khách muốn tìm kiếm sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ tại các điểm đến. Do vậy, các điểm đến muốn tăng sức cạnh tranh thì phải tạo ra được những sản phẩm đặc trưng, khác biệt.

Khác biệt hóa sản phẩm để hấp dẫn du khách
Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam
Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn tại TP. Huế

Chiều 24/3, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn năm 2025 tại TP. Huế với chủ đề “Ai lên Xứ Lạng cùng anh…”. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam.

Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn tại TP Huế
Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp, HTX, người nông dân trên địa bàn thành phố tận dụng các lợi thế để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đây cũng là giải pháp then chốt để xây dựng, nâng tầm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ở Huế.

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

TIN MỚI

Return to top