ClockThứ Năm, 15/12/2022 08:53

Miếng trầu của mẹ tôi…

TTH - Mẹ tôi ăn trầu từ 14 tuổi, từ ngày còn tóc đuôi gà. Mới sáng tinh mơ, mẹ đã quang gánh theo bà tôi đi chợ huyện. Đường đất đá, lởm chởm sống trâu, hai mẹ con không có dép, nên đến chợ thì môi tím lại và đôi bàn chân cứng đơ, dẫm phải mảnh sành cũng chẳng biết đau. Đôi vai mẹ gầy nhô lên run bần bật vì đói, vì rét. Bà tôi giở trầu ra ăn, bảo: Con tập ăn trầu đi, sẽ thấy ấm người.

Trầu cayNgười trẻ ăn trầu

Và, đó là miếng trầu đầu đời và trở thành cái nghiệp ăn trầu, bám riết cả cuộc đời của mẹ. Bây giờ mẹ tôi đã ngoài tám mươi, răng rụng vài ba chiếc nhưng với miếng trầu không thể nào bỏ được, người nói: Tao bỏ trầu là sắp chết.

Chẳng biết ai là tác giả câu chuyện cổ tích Trầu Cau lâm ly và nhân hậu đến thế! Ba con người, ba số phận trời đất díu họ vào nhau mà cứ xé rời nhau ra, đến nỗi đều phải chết, chết thanh cao, khiết nhã. Đến nỗi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho vào khung nhạc của mình những ký âm, khi xướng lên thấy mẩn mê lòng trong nhạc phẩm Trầu Cau. Nếu quả là chuyện Trầu Cau như thế, thì tục ăn trầu phải có từ thời Hùng Vương?

Nói ăn trầu là nói gọn, vắn tắt, thực ra người ta nhai từng miếng, nuốt lấy nước, nhả bã . Một miếng trầu thông thường gồm một mảnh lá trầu không , một miếng cau, một miếng vỏ chay, một tí vôi. Nếu nghiện trầu thuốc thì còn thêm dăm sợi thuốc lào nữa. Vậy là ít nhất cũng có 4 món và nhiều thì 5 món mới thành miếng trầu. Nhưng trong các món kể trên, mẹ tôi bảo rằng quan trọng nhất vẫn là trầu và cau.

Lá trầu có hai giống, trầu mỡ và trầu quế. Kể cả những khi mất mùa do thời khí thì mẹ tôi vẫn tìm được trầu quế để dành. Cũng chẳng biết vì đâu trầu quế thường phải trồng trên đất trồng gừng mới cho loại lá trầu thơm cay. Tuy lá nhỏ, nhưng dày, màu hơi ánh vàng, có khi mặt trên lá màu xanh đậm. Còn trầu mỡ, lá to, mỏng, xanh rớt. Vào nhà ai thấy trầu leo lên giàn, bò bám vào tường nhà như thể con thạch sùng leo tường thì đấy là trầu mỡ, dễ trồng.

Với cau, mẹ kể có nhiều loại cau, như: tứ thời, cau dừa nhưng quý và ngon nhất vẫn là cau sung vùng Thanh Hà xứ Đông. Ấy là những quả cau bánh tẻ, không già, không non, bổ ra nửa màu nửa hạt là tốt nhất. Khi hạt cau dẻo, không quắt đanh lại và cũng không khô, hạt đỏ thẫm còn dính với màu gọi là cau đậu. Được miếng cau đậu, có bà quý hơn cả tấm bánh.

Quả thực có người nhai miếng trầu vừa độ, nên hai hàm răng kín đáo dịu dàng, có thể chuyện trò thoải mái. Sự hòa hợp vị cay của trầu, hạt cau tươi ngọt, vôi nồng, vị chát bởi vỏ rễ... đã làm nên chất say, ấm áp và tạo thành màu đỏ thắm má môi, thành lúng liếng ngất ngây đôi mắt... Nhai miếng quá to, quai hàm bạnh ra thật là vô duyên phàm tục.

Để có một miếng trầu còn có những đồ thức kèm theo. Đó là cơi trầu, âu trầu, bình vôi, chìa vôi, ống vôi chạm bạc. Nhà sang trọng còn có tráp trầu, khay trầu sơn mài khảm trai. Các bà các chị còn có khăn túi đựng trầu. Trong khi ăn cần nhả bã, lại thêm ống nhổ bằng đồng thau đựng quết trầu. Các cụ răng yếu còn phải mang theo cối giã trầu. Cối nhỏ được trạm trổ tinh vi. Chầy có khía răng nhọn, khi giã nghiền khiến cho trầu, vỏ nhanh dập. Người hay ăn trầu lại nhuộm răng đen hạt na. Mẹ tôi bảo đấy cũng là một cách làm chặt chân răng, chống sâu răng.

Thời bây giờ còn rất ít người ăn trầu, nhưng trầu cau vẫn còn. Có người trồng làm cảnh, có cơ quan trồng cho đẹp môi trường và giữ gìn một nét văn hóa dân tộc.

Khúc Hà Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp những nụ cười không quen

Cách đây khá lâu, khi tôi đang đi bộ dọc bờ sông Hương cùng mẹ, có một cô gái người nước ngoài đi ngược đường cười với tôi một cái rõ tươi. Tôi cũng đáp lại nhưng hơi ngớ người vì nhớ rằng mình không hề quen biết họ. Tôi quay sang hỏi mẹ: “Sao tự dưng người ta lại cười với con hả mẹ?”. Mẹ tôi đáp: “Có những người tính cách thân thiện như vậy, con cứ mỉm cười lại với họ!”.

Ấm áp những nụ cười không quen
Ấm áp mùa xuân biên cương

Yêu thương của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) dành cho người dân biên giới, đã vun trồng nên những mùa xuân tươi đẹp, vững bền trên biên cương.

Ấm áp mùa xuân biên cương
Ấm áp từ sự sẻ chia

Những “Mái ấm Công đoàn” khang trang được các cấp công đoàn trao tặng không chỉ giúp đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) ổn định nơi ở, mà còn tạo nền tảng vững chắc để họ “an cư lạc nghiệp”, yên tâm lao động, vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ấm áp từ sự sẻ chia
Ấm áp tình thầy trò

Đến dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn bất kỳ ai cũng nhớ đến một thuở mình cắp sách tới trường, nhớ hình ảnh các thầy cô giáo năm xưa đã dạy dỗ, quan tâm, thậm chí đòn roi để trò nên người.

Ấm áp tình thầy trò
Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Với phương châm “Tất cả vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong năm 2024, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động được trên 85,5 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 2022 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK), giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

TIN MỚI

Return to top