ClockThứ Sáu, 03/02/2017 08:17

Động lực cho người trẻ

TTH - Thời gian gần đây, cụm từ “Start up” (khởi nghiệp) được nhắc nhiều trong cộng đồng xã hội, nhất là trong thanh niên. Điều này cho thấy nhu cầu phát triển kinh tế, khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên gia tăng mạnh mẽ.

Chưa rầm rộ như các thành phố lớn, nhưng ở Huế cũng có nhiều bạn trẻ đã có ý tưởng sáng tạo và đã mạnh dạn “trình làng” ý tưởng khởi nghiệp ra thị trường như các mô hình: “Sản xuất, phân phối hệ thống vườn treo” của Lê Thảo; “Kiến trúc giấy” của Lê Ngọc Tuấn Anh; dịch vụ Ship Go Coffe của Nguyễn Thị Nhã; “Siêu thị sinh viên” của Bùi Thị Thảo; dự án “Chế phẩm sinh học trừ sâu từ các loài thảo mộc” của Nguyễn Thị Ân…

Bấm nút Lễ phát động thanh niên khởi nghiệp

Ý tưởng tốt

Chia sẻ quá trình đưa ý tưởng ra thị trường của mình, Nguyễn Thị Nhã, chủ mô hình dịch vụ Ship Go Coffe tại địa chỉ 65 Bến Nghé, TP.Huế cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân là vào những ngày bận rộn, hay những lúc trời mưa gió muốn uống một ly cà phê hay ăn một món ăn vặt yêu thích nào đó mà không thực hiện được. Những lúc đó, em ước nếu có dịch vụ ship hàng thì tốt biết mấy”. Từ ý tưởng, Nhã quyết định dành toàn bộ số tiền tích cóp được đầu tư mua dụng cụ kinh doanh dịch vụ ship cà phê và các loại thức uống. Để có kỹ thuật pha chế, Nhã đích thân tìm đến nhiều quán cà phê khác nhau học hỏi rồi tự mua cà phê về chế thử. Sau hơn một tháng chuẩn bị, cuối cũng, Nhã cũng cho ra đời được những ly cà phê và khách hàng đầu tiên là người thân, bạn bè. “Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng nên sản phẩm đầu tay của em được khách hàng đánh giá cao”, Nhã khoe. Lúc đầu chưa có địa điểm bán, Nhã tận dụng luôn phòng trọ của mình làm nơi pha chế. Sau này lượng khách gọi ship hàng càng đông, Nhã bắt đầu mở quán kinh doanh dịch vụ này. Hiện nay, dịch vụ Ship Go Coffe của Nhã tạo việc làm ổn định cho 7 nhân viên và một số nhân viên thời vụ. Trung bình mỗi ngày ship được 80 – 100 ly, những lúc cao điểm lên đến hàng trăm ly. Ngoài ship cà phê và các loại nước uống thông dụng, Nhã còn nhận ships hàng cho các công ty, đơn vị có nhu cầu…

Với quan niệm “không thành công cũng thành nhân”, nhóm sinh viên Trường đại học Kinh tế Huế thực hiện dự án “Siêu thị sinh viên”. Nguyễn Thị Thảo, quản lý dự án cho biết: “Nhận thấy nhiều sinh viên năm cuối có nhu cầu bán lại các sản phẩm cũ như: nồi cơm điện, bếp gas, giá sách… trong lúc nhiều sinh viên năm 1, năm 2 có hoàn cảnh khó khăn lại muốn tìm mua để sử dụng nên chúng em đã bắt tay thực hiện dự án này”. Sau gần một năm đi vào hoạt động, “Siêu thị sinh viên” đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều khách hàng. “Không chỉ sinh viên, nhiều người lao động nghèo cũng tìm đến để mua hàng giá rẻ”- Thảo cho biết. Sau khi nghe nhóm “Siêu thị sinh viên” trình bày ý tưởng của mình tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ sáng tạo do Tỉnh đoàn vừa tổ chức, ông Nguyễn Văn Choi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư hợp tác Quốc tế Daysta đánh giá rất cao và cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư vốn cho mô hình nếu nhóm kêu gọi.

Tuy đã có nhiều thanh niên theo đuổi ý tưởng để khởi nghiệp song đây là con số còn khiêm tốn, nhiều ý tưởng khi đưa ra thị trường bị thất bại. Nguyên nhân được ông Nguyễn Mậu Chi, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh đưa ra là: “Phần lớn người đưa ra ý tưởng là những người chưa có kinh nghiệm, cũng không phải là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh mà có thể là một kỹ sư, cử nhân chuyên ngành khác chưa có kiến thức kinh doanh nên mặc dù ý tưởng tốt nhưng khi đưa ý tưởng ra thị trường thì không có khả năng điều hành nên dễ thất bại”. Chưa kể, do tính cách người Huế còn rụt rè, thiếu tự tin và ngại thể hiện bản thân nên chưa mạnh dạn bước chân vào “sân chơi” khởi nghiệp.

Tạo đà cho khởi nghiệp

Để tạo môi trường thuận lợi cho các bạn trẻ cống hiến, phát huy khả năng trong hội nhập và phát triển, thời gian qua, UBND tỉnh và chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Với đề án “Hỗ trợ  hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018” và chuỗi hoạt động như hình thành vườn ươm khởi nghiệp, thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên…tạo cơ hội mới cho nhiều bạn trẻ muốn bước chân vào “sân chơi” khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng (CoPlus) và Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cũng đã thành lập Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Huế. Đây là nơi để những người trẻ mới bước chân vào con đường khởi nghiệp được hỗ trợ tối đa về các thủ tục đăng ký kinh doanh, được hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại chỗ. Ngoài ra, những người “start up” trẻ (có thể là cá nhân, nhóm, công ty) còn được hỗ trợ về giá thuê mặt bằng cũng như một số điều kiện làm việc khác. Về phía Hội Doanh nghiệp tỉnh, ông Nguyễn Mậu Chi cho biết, hội đã thành lập một tổ hỗ trợ (khoảng 15 người) là những nhà tư vấn - doanh nhân thành đạt nhằm giúp đỡ, cố vấn, kết nối các nhà đầu tư…để quá trình khởi nghiệp của những người trẻ dễ thành công hơn.

Để tạo động lực cho người trẻ, anh Trần Gia Công, Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều diễn dàn khởi nghiệp, mời các doanh nhân thành đạt, các chuyên gia trên các lĩnh vực… nhằm giúp thanh niên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, được truyền cảm hứng sáng tạo, đồng thời, sẽ vận động các doanh nghiệp thành lập quỹ để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp”.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động “Thanh niên khởi nghiệp” được Tỉnh đoàn tổ chức đầu năm 2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính khẳng định: “UBND tỉnh luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách, huy động, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan quan tâm, giúp thanh niên tiếp cận quy trình hành chính đơn giản từ thủ tục vay vốn, công nhận thương hiệu, kết nối tiềm năng thị trường...”

Bài, ảnh: HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành cùng người trẻ khởi nghiệp

Tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp, kết nối thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp tốt với nhà đầu tư... là những hoạt động được các đơn vị chức năng, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp đi trước thực hiện.

Đồng hành cùng người trẻ khởi nghiệp
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

TIN MỚI

Return to top