ClockThứ Ba, 26/03/2019 08:17

Ấm áp

TTH - Ở quê nhà có việc nên tôi đột xuất quyết định mua vé tàu về Đồng Hới. Chuyến tàu SE2 sẽ khởi hành tại ga Huế lúc 16 giờ 20 phút, theo giờ ghi trên vé. Từ lúc mua vé đến giờ tàu chạy, thời gian khá sát, tôi phải vội vàng thu xếp công việc và đồ dùng mang theo. Nhà tôi sát phía sau Ga Huế, có thể đi ngay vào khu vực tàu đỗ rất nhanh mà không cần phải vòng ra cửa chính, cũng có thể nghe tiếng tàu đến, tàu đi. Liếc đồng hồ thấy 16 giờ 5 phút, tôi gấp rút xếp đồ dùng vào ba lô. Đột nhiên nghe tín hiệu tàu, tôi xách hành lý vội vã ra ga.

Thấy đoàn tàu đã “sừng sững”, đang hụ còi chuẩn rời ga, tôi ba chân bốn cẳng chạy, mà e vẫn cầm chắc lỡ chuyến, vì nhân viên đang đóng các cửa lên xuống. Thật may toa tàu gần nhất, cậu nhân viên vẫn cố ý mở cửa, rồi nhanh nhẹn xách hành lý giúp. Tôi vừa lên cũng là lúc tàu chuyển bánh. Chờ tôi hổn hển thở một lúc cho hoàn hồn, cậu nhân viên hỏi “ghế của chị ở toa nào”? Trong lúc lục tìm vé dưới đáy túi xách để xem số toa số ghế, tôi lôi luôn điện thoại ra, mới thấy 16 giờ 10 phút. Có điều gì đó “sai sai”, tôi ngơ ngác hỏi: “Ủa, chẳng lẽ tàu chạy sớm hơn giờ hả em? Vé ghi 16 giờ 20 phút mới chạy nè. Vừa giải thích hôm nay tàu đến Ga Huế muộn nên cũng chạy muộn giờ, đồng thời xem vé của tôi, cậu nhân viên bảo: “Chị nhầm chuyến rồi. Đây là tàu SE4, còn chị mua vé tàu SE2”.

Trời ạ, vừa mới hoàn hồn vì không bị muộn tàu trong tích tắc, giờ đây tôi lại ngao ngán, mặt dài thượt bởi “nguy cơ” phải xuống ga Đông Hà (đến ga Đông Hà tàu dừng để tiễn, đón khách) ngồi chờ chuyến tàu SE2 mà mình đã lấy vé, hoặc mất tiền "oan" để mua vé bổ sung cho chuyến đi này, vì theo nguyên tắc là phải vậy. Lỗi do tôi biết trách ai bây giờ!

Lúc đó, một nhân viên lớn tuổi cũng vừa đến. Nghe xong câu chuyện, hai nhân viên trao đổi với nhau. Anh nhân viên lớn tuổi bảo cậu nhân viên trẻ: “Thôi cậu xem có chỗ nào còn trống chỗ, đưa chị ấy vào ngồi. Chị cũng đã mua vé rồi, chỉ vì bất cẩn lên nhầm chuyến, nên linh động giải quyết, cứ coi như tạo điều kiện để chị khởi hành sớm hơn". Rồi anh ân cần, nhẹ nhàng nhắc: "Lần sau nhớ cẩn thận hơn chị nhé”.

Đã và có thể sẽ vẫn còn những chuyến tàu bị chậm trễ khiến hành khách phải chờ. Nhưng tôi chợt thấy những chuyến hành trình bằng tàu hỏa thú vị, nhẹ nhõm  hơn, bởi có những nhân viên thật đáng quý, đáng mến. Thay vì có thể giải quyết theo nguyên tắc, các anh đã có những suy nghĩ, lời nói, cách giải quyết rất linh động, có tình, mang đến cho người khác sự xúc động, cảm mến…

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp từ sự sẻ chia

Những “Mái ấm Công đoàn” khang trang được các cấp công đoàn trao tặng không chỉ giúp đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) ổn định nơi ở, mà còn tạo nền tảng vững chắc để họ “an cư lạc nghiệp”, yên tâm lao động, vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ấm áp từ sự sẻ chia
Xa quê nhớ món Huế

Chúng tôi - những người xa quê, luôn lặng lẽ mang theo hương vị Huế đã khắc sâu tận tâm khảm, để mỗi ngày lại nấu cho gia đình những bữa cơm thân thương, nóng hổi, đậm nồng vị ẩm thực Cố đô.

Xa quê nhớ món Huế
Ấm áp tình thầy trò

Đến dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn bất kỳ ai cũng nhớ đến một thuở mình cắp sách tới trường, nhớ hình ảnh các thầy cô giáo năm xưa đã dạy dỗ, quan tâm, thậm chí đòn roi để trò nên người.

Ấm áp tình thầy trò
Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Với phương châm “Tất cả vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong năm 2024, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động được trên 85,5 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 2022 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK), giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết
Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

TIN MỚI

Return to top