ClockThứ Bảy, 29/06/2024 10:18

Vươn lên từ “Chỉ thị 40”

TTH - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng (Chỉ thị 40) thật sự là “làn gió mới” hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Đồng hành cùng hoạt động tín dụng chính sáchHiệu quả từ nguồn vốn cho vay theo Chỉ thị 40Chỉ thị số 40: Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới

Mô hình nuôi bò thương phẩm của ông Duy 

Ông Nguyễn Ngọc Duy ở xã Phong Bình (Phong Điền) trước đây thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Ông Duy luôn có ý thức, ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương mình. Nhưng mấy sào ruộng lúa hàng năm của gia đình ông may ra chỉ đủ ăn, trong khi tiềm năng chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương còn rất lớn, nhưng không có khả năng về vốn để đầu tư.

Trong khi loay hoay, trăn trở  thì được Đảng ủy, chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã Phong Bình thông tin có nguồn vốn vay ưu đãi từ Chỉ thị 40, ông Duy mạnh dạn tiếp cận và vay vốn. Được vay một số vốn từ chính sách ưu đãi, cộng với nguồn vốn tiết kiệm, ông Duy quyết định chăn nuôi bò thương phẩm. Từ vài con ban đầu, đến nay đàn bò của ông Duy sinh sản lên hàng chục con. Mỗi năm cho nguồn thu nhập bình quân ổn định 50-60 triệu đồng từ bán bò thương phẩm.

Ông Duy tâm sự: “Nguồn vốn vay từ chính sách ưu đãi thật sự tạo điều kiện, động lực cho gia đình tôi phát triển kinh tế. Từ khi có vốn đầu tư chăn nuôi bò, gia đình bắt đầu có cơ hội thoát nghèo và vươn lên khấm khá, có điều kiện nuôi con ăn học, phát triển kinh tế gia đình...”.

Ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH huyện Phong Điền thông tin, sau 10 năm Chỉ thị số 40 được triển khai thực hiện, với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chuyển sang NHCSXH huyện nguồn vốn 11,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện cùng các tổ chức hội, đoàn thể các cấp trong hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn... nên chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố và nâng cao.

Điều đặc biệt, từ nguồn vốn này cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nên nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo... trên địa bàn huyện Phong Điền được tiếp cận nguồn vốn để thực hiện phương án, mục đích sản xuất, kinh doanh của mình, tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập được cải thiện và vươn lên trong cuộc sống. Từ đó đã hiện thực hóa mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình giảm nghèo bền vững.

Ông Hoàng Văn Thái cho biết, đến nay tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt gần 570 tỷ đồng với 11 ngàn khách hàng được vay vốn. Cùng với sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác đã đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân. Nhờ đó mà chất lượng tín dụng cũng đã được nâng cao; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi được nhân rộng, đặc biệt là hàng năm đã giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động. Nhiều hộ có điều kiện thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Bài, ảnh: THANH NGA
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được Hội Nông dân (HND) thị xã Phong Điền chú trọng triển khai sâu rộng; phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên, nông dân (HVND).

Giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững
Sức mạnh từ Chỉ thị 40 tại Quảng Điền

Sự tham gia lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đã góp phần đưa hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) thành "trụ đỡ" thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Quảng Điền.

Sức mạnh từ Chỉ thị 40 tại Quảng Điền
Triển khai nhiều giải pháp phù hợp để giảm nghèo bền vững

Sáng 25/2, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế Nguyễn Thanh Bình đã có buổi kiểm tra tình hình thực hiện công tác giảm nghèo và xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Phú Lộc (khu vực địa bàn huyện Nam Đông cũ); thăm và kiểm tra tình hình hoạt động ở các địa phương tại huyện Phú Lộc sau khi thực hiện công tác sáp nhập huyện. Cùng tham dự buổi kiểm tra có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP. Huế; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Triển khai nhiều giải pháp phù hợp để giảm nghèo bền vững
“Đòn bẩy” cho công tác giảm nghèo

Phong trào nông dân đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở Phú Lộc đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

“Đòn bẩy” cho công tác giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top