ClockThứ Sáu, 14/12/2018 20:52

Ưu tiên cho giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

TTH - Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế với chủ đề “Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động” diễn ra sáng 14/12, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng lãnh đạo các sở, ngành chủ trì đã cung cấp những thông tin quan trọng về chủ trương, giải pháp của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

Đồng hành trong xuất khẩu lao độngTăng cường cho vay các chương trình giảm nghèoTăng số người đi xuất khẩu lao độngNgày hội tuyển dụng lần thứ 2 sẽ diễn ra vào ngày 13/10

 Lao động tìm hiểu thông tin việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2018

Gắn giải quyết việc làm với đào tạo nghề

Mở đầu buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung nhấn mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ) được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi, giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả. Cùng với giải quyết việc làm trong nước, XKLĐ được xác định là chiến lược quan trọng. Tuy vậy, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ vẫn còn một số hạn chế: tỷ lệ người lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp chưa cao, sinh viên ra trường chưa tìm được việc như mong muốn còn nhiều. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp tại địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề cao.

Trước lo lắng của một độc giả về đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao, chưa thiết thực, phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân, ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, để khắc phục những bất cập nói trên, các đơn vị liên quan phải làm tốt hơn công tác khảo sát nhu cầu học nghề, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề phù hợp, linh hoạt, chủ yếu tập trung dạy thực hành tại nơi sản xuất, ưu tiên đào tạo những ngành nghề làm ra được sản phẩm ngay hoặc lợi thế trong phát triển sản phẩm đó tại địa phương có thị trường tiêu thụ.

Toàn cảnh buổi đối thoại trực tuyến

Ý kiến khác cho rằng, việc đào tạo chưa thực sự gắn với giải quyết việc làm cho lao động, khả năng tìm được việc làm chưa cao. Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin, sẽ tập trung xây dựng chương trình giảng dạy theo nhu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình sát với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp. Không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của việc làm sau học nghề.

Để khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do tư duy của phần lớn học sinh thích học đại học mà không chọn các trường nghề, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho hay, cần từng bước thay đổi nhận thức của người lao động và xã hội về đào tạo nghề, thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học. Đồng thời, tăng hiệu quả của sự phối kết hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, từ khâu xây dựng nội dung chương trình đến quá trình tổ chức đào tạo và nhận người học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Đưa XKLĐ trở thành phong trào

Về mục tiêu, định hướng trong XKLĐ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cho biết, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và kỹ năng, tác phong nghề nghiệp của người lao động. Trong đó, sẽ tập trung khai thác các thị trường ổn định và có mức thu nhập cao, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Năm 2019, phấn đấu đưa ít nhất 1.500 lao động đi XKLĐ, cả giai đoạn 2017-2020 có 4.500 người XKLĐ.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, hướng đến những thị trường chất lượng cao, tỉnh sẽ tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài liên kết với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề sát với thực tế công việc của phía đối tác nước ngoài ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Ngoài các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, người lao động còn được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng về luật pháp, văn hóa, đất nước con người, phong tục tập quán của nước đến làm việc.

Dù kết quả XKLĐ đã chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa tương xứng với lực lượng lao động hiện có. Số lượng người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số... tham gia XKLĐ còn ít. Để khuyến khích người lao động đi XKLĐ, ngoài công tác thông tin, tuyên truyền về hiệu quả của công tác XKLĐ, thực hiện tốt kết nối cung - cầu, hỗ trợ vay vốn, sẽ đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo giúp cho người học trang bị kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong, đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó là việc xây dựng niềm tin, đưa XKLĐ trở thành phong trào thi đua giữa các địa phương.

Buổi đối thoại còn tiếp nhận và giải đáp hàng chục ý kiến của người dân, liên quan đến những giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, công tác hướng nghiệp, phát triển phong trào khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia đào tạo cho lao động, điều kiện vay vốn giải quyết việc làm, XKLĐ…

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Yên tâm đi lao động ở nước ngoài

Đại diện Công ty Suleco cho biết, từ khi thành lập chi nhánh hoạt động tại Thừa Thiên Huế đến nay, đơn vị đã đưa hơn 600 lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng.

Yên tâm đi lao động ở nước ngoài

TIN MỚI

Return to top