ClockThứ Sáu, 08/12/2017 09:47

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa

TTH.VN - Trong hội nhập quốc tế, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong kinh doanh, do đó việc thông qua chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ là rất thiết thực, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa hoạc và Công nghệ báo cáo trước HĐND tỉnh sáng 8/12 .

Phòng chống tham nhũng: Gắn phòng ngừa với công khai minh bạchTheo đuổi đến cùng các vấn đề chưa được xử lý dứt điểmNêu cao tinh thần trách nhiệm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri

Ông Trần Ngọc Nam trình bày tờ trình về chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình

phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020

Khẳng định chất lượng, danh tiếng sản phẩm

Theo ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, những năm gần đây, hoạt động bảo hộ, sử dụng và khai thác tài sản trí tuệ (TSTT) đối với đặc sản địa phương đã được khởi xướng trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội. Các địa phương đã đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các đặc sản của địa phương dưới hình thức xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu (NH), nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), chỉ dẫn địa lý (CDĐL).

Thực tế, nhiều đặc sản địa phương đã xây dựng thương hiệu như, cà phê Buôn Mê Thuộc (Đắc Lắc), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da Xanh (Bến Tre), vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim (Tiền Giang), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), hoặc thanh trà Huế, tôm chua Huế (Thừa Thiên Huế)... được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, dần khẳng định được chất lượng, danh tiếng của sản phẩm và đang trở thành các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Thừa Thiên Huế có nhiều đặc sản nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, trong đó đặc biệt là các đặc sản về ẩm thực và nông sản. Đến nay, có 11 đặc sản của Thừa Thiên Huế được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp vào 14 TOP đặc sản nổi tiếng Việt Nam và Bún bò Huế là một trong 12 món ăn Việt Nam đạt “Giá trị Ẩm thực châu Á” do Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận và xác lập. Các địa phương trong tỉnh cũng đang tích cực hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho đặc sản của từng địa phương mình.

“Việc xây dựng, tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản mang tính đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế như các sản phẩm nông đặc sản, sản phẩm ngành nghề truyền thống… vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Việc áp dụng cơ chế, chính sách về phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản địa phương còn lúng túng, các thương hiệu khi xây dựng chỉ dừng lại ở mức độ xác lập quyền đối với NHTT hoặc CDĐL, chưa có các giải pháp đồng bộ tổ chức theo hướng như: quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, quảng bá phát triển thương hiệu một cách bền vững để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu”- ông Trần Ngọc Nam cho biết.

Trong khi đó, nhiều sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu, các cơ sở sản xuất thiếu sự quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã nhãn hiệu hàng hóa, nên sản phẩm chưa tiếp cận được với người tiêu dùng, làm hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất cũng như tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

18,24 tỷ đồng hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ

Đặc sản thanh trà Thủy Biều đã đăng ký nhãn hiệu tập thể và có chỗ đứng trên thị trường

Việc quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển TSTT của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 nhằm nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Đồng thời, hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Các nội dung hỗ trợ của chương trình gồm: Hỗ trợ theo định mức để khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ từ 10-60 triệu đồng cho các tổ chức, cá nhân về tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích; tạo lập và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; tạo lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường; tạo lập và đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới; tạo lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của đặc sản địa phương ra nước ngoài; hỗ trợ quảng bá và xúc tiến thương mại cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề trên địa bàn.

Hỗ trợ 50% kinh phí, để thực hiện các dự án áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án. Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến; áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản Huế. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí, để thực hiện các dự án: Tạo lập, đăng ký bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề trên địa bàn. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án; Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 350 triệu đồng/dự án; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Ngân sách Nhà nước bảo đảm 100% kinh phí, để thực hiện nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ nhằm thực hiện Chương trình.

Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017- 2020 là 18,24 tỷ đồng.

HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết này trong sáng 8/12!

UBND tỉnh cũng đã rà soát, ban hành danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 để ưu tiên hỗ trợ, bao gồm 16 sản phẩm thực phẩm, đồ uống; 5 sản phẩm nông nghiệp; 15 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp và 4 sản phẩm dịch vụ.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026:
Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ

Sáng 11/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh tiến hành chất vấn lãnh đạo đầu ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, nội vụ.

Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sáng 10/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Văn Tuấn điều hành kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Kỳ họp diễn ra từ 10-11/12.

Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

TIN MỚI

Return to top