ClockThứ Tư, 29/11/2017 14:55

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần thiết cải cách chính sách BHXH

Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách BHXH.

Sáng 29/11, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo về cải cách chính sách BHXH - kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung

BHXH và BHYT là 2 trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, diện bao phủ bảo hiểm xã hội ở nước ta còn thấp, tốc độ tăng chậm.

Tính đến 9/2017, diện bao phủ BHXH mới đạt 14, 6 triệu người, chiếm hơn 30,5% lực lượng lao động trong độ tuổi, còn trên 33,3 triệu người chưa tham gia.

Quỹ bảo hiểm xã hội vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn, nhất là trong bối cảnh về già hóa dân số, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm do tác động của yếu tố hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp 4.0.

Các chế độ BHXH còn chưa đa dạng và linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; thủ tục thực hiện chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động…

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, cho biết: “Chính sách BHXH thiếu sự chia sẻ theo nghĩa rộng. Tính chất chia sẻ rủi ro thể hiện rõ trong các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chính sách hưu trí thiết kế mới nặng về đóng góp, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Tuy không sai nhưng mức chia sẻ ở người có mức lương cao và mức lương thấp, thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm lao động, tạo niềm tin về hệ thống an sinh xã hội chưa làm tốt”.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam đang tăng nhanh và tỷ trọng lao động phi chính thức lớn. Thách thức của Việt Nam là làm thế nào có thể mở rộng độ bao phủ đến “nhóm ở giữa bị bỏ sót”, nhóm người không được tiếp cận cả với bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội.

Theo đó, chuyên gia của ILO khuyến nghị Việt Nam cần mở rộng chính sách an sinh xã hội cho những người trong khu vực phi chính thức thông qua kết hợp giữa chương trình có đóng góp và chương trình không dựa trên đóng góp nhằm hướng tới bao phủ an sinh xã hội toàn dân.

Việt Nam nên thực hiện cải cách tham số, bao gồm tăng tuổi nghỉ hưu và giảm tỷ lệ thay thế, xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên các kinh nghiệm tích cực từ mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách BHXH.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm hệ thống chính sách an sinh xã hội, trong đó một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách BHXH.

Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các luật, nghị định để cải cách, phát triển chính sách BHXH phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội từng giai đoạn.

Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách BHXH như một công cụ quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội và phát triển bền vững theo chủ trương của Đảng tại văn kiện Đại hội Đảng XII.

Việc hoàn thiện chính sách BHXH là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2030; gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội.

Với những kinh nghiệm được chia sẻ tại hội thảo, nhất là kinh nghiệm của những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN, Bộ LĐTB&XH cần đề xuất kiến nghị về quan điểm thiết kế hệ thống, xây dựng chiến lược và kế hoạch cải cách hệ thống BHXH ở Việt Nam thời gian tới, bảo đảm tính khách quan, khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị: “Nhiều nước đã cải cách BHXH thành công nhưng cũng không ít quốc gia gặp nhiều trở ngại, thậm chí là thất bại. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ cụ thể kinh nghiệm các nước và điều kiện áp dụng để học hỏi những kinh nghiệm thành công. Với vai trò là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Đề án về cải cách chính sách BHXH, tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH chỉ đạo tổng hợp đầy đủ và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của quý vị đại biểu, xây dựng và hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình cấp theo thẩm, đúng thời gian quy định; đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy định pháp luật liên quan”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, mở ra cơ hội quan trọng cho ngành hạt nhân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và vận hành có năng lực, đồng thời nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và phát triển sản xuất công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới
Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách

Tối 31/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình đến thăm NHCSXH tỉnh nhân dịp quyết toán niên độ năm 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách
Báo cáo đặc biệt về biến đổi khí hậu và các thành phố của IPCC:
Cần thiết đối với các đô thị Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, với hàng triệu người dân sống ở các thành phố ven biển trũng thấp. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực cũng làm gia tăng tính cấp bách của vấn đề này, khi dân số đô thị ước tính sẽ tăng đáng kể từ 335 triệu người lên 542 triệu người vào năm 2050.

Cần thiết đối với các đô thị Đông Nam Á

TIN MỚI

Return to top