ClockThứ Năm, 12/09/2019 16:51

Hướng đến đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương

TTH.VN - Ngày 12/9, Văn phòng UBND tỉnh cho biết vừa có thông báo kết luận của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại chuyến thăm, làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (ngày 17/8/2019). Theo đó, hầu hết các kiến nghị của tỉnh đã được Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành giải quyết nhằm sớm xây dựng Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo Thừa Thiên Huế số 7677, ra ngày thứ hai 19/8 có nhiều thông tin hấp dẫnHướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản, văn hóaLần đầu tiên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát lại các nội dung đã được giám sát, chất vấnChủ tịch Quốc hội gặp mặt các thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc

Xây dựng Thừa Thiên Huế là đô thị đặc thù - Thành phố trực thuộc Trung ương là mục tiêu hướng tới được Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành ủng hộ

Sớm tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48

Về kiến nghị có Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và xem xét có cơ chế chính sách riêng để công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tỉnh sớm hoàn thành việc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 để báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định về việc ban hành một Nghị quyết mới nhằm xác định định hướng phù hợp cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển tỉnh tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới.

Về việc công nhận Thừa Thiên Huế là Đô thị di sản đặc thù-Thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tỉnh chủ động phối hợp với các bộ, ngành tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển đô thị của tỉnh theo các tiêu chí, định mức về quy mô, trình độ phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH14, đáp ứng vai trò hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng và cả nước, cũng như trong mối tương quan phát triển của các đô thị trực thuộc Trung ương khác. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) xem xét, quyết định.

Đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Ủy ban TVQH về phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong thời gian qua để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, hạn chế nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Về mở rộng ranh giới TP. Huế theo hướng hình thành đô thị trung tâm với trục cảnh quan dọc theo sông Hương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cơ bản nhất trí với chủ trương mở rộng địa giới hành chính TP. Huế để có đủ không gian phát triển đô thị phù hợp với định hướng bảo tồn di sản văn hóa và thân thiện môi trường. Tuy nhiên, việc mở rộng này cần gắn kết chặt chẽ với quan điểm, mục tiêu và kế hoạch sắp sếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo các Nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Ủy ban TVQH về việc sắp sếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019- 2021. Tỉnh sớm hoàn thiện đề án trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban TVQH xem xét, quyết định.

Bố trí 500 tỉ đồng giải tỏa khu vực kinh thành

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hỏi nguời dân khu vực Thượng thành chuẩn bị di dời đến nơi ở mới

Về bố trí vốn cho dự án di dời dân cư giải phóng mặt bằng khi vực 1 di tích Kinh thành Huế, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về phương án phân bổ nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 cho các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách của địa phương, trong đó dự kiến bố trí cho dự án 500 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận thống nhất giao Chính phủ chịu trách nhiệm rà soát lại danh mục, thủ tục đầu tư, phương án phân bổ, giao vốn bổ sung cho các bộ, ngành, địa phương dựa trên nguyên tắc được nêu tại Nghị quyết số 84/2019/QH14 của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đôn đốc Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu trình Chính phủ bố trí ít nhất 500 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 cho dự án. Đồng thời, lưu ý tiếp tục bố trí vốn cho dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới nhằm bảo đảm hoàn thành dự án trong nhiệm kỳ tới.

Về đề nghị bố trí sử dụng các nguồn vốn còn dư khác của ngân sách Trung ương như: nguồn thu vượt, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách Trung ương, nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm… để thực hiện dự án. Đề nghị Chính phủ xem xét, có phương án cân đối bố trí để đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện đề án. Ủy ban TVQH sẽ quan tâm chỉ đạo Uỷ ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội lưu ý kiến nghị của tỉnh khi thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương, hoặc trong quá trình xây dựng dự toán năm 2020 của tỉnh để bổ sung cho dự án.

Liên quan đến kiến nghị có cơ chế hỗ trợ có mục tiêu giai đoạn 2021- 2025 để phục hồi, tôn tạo các hạng mục di tích Cố đô Huế, đề nghị tỉnh đề xuất cụ thể với Chính phủ để có phương án cân đối nguồn vốn, tổng hợp trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

Đảm bảo tiến độ mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài    

Sân bay Phú Bài được mở rộng với công suất 5 triệu hành khách mỗi năm sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

Về dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cơ bản nhất trí về sự cần thiết đẩy nhanh các thủ tục để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài với công suất 5 triệu hành khách/năm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Đề nghị tỉnh tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết những vướng mắc về quy trình thủ tục, quan tâm đẩy nhanh tiến độ cấp vốn để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.

Việc đề nghị cho áp dụng cơ chế hợp tác công tư (PPP) để thực hiện dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế phú Bài giai đoạn 2021- 2025, hiện nay Chính phủ đang hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020). Luật được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh thực hiện áp dụng phương thức đối tác công tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án mở rộng Cảng hàng không Quốc tế phú Bài.

Về chủ trương dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam với mục tiêu thành lập hãng hàng không gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế, theo quy định, dự án này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Chính phủ khi xem xét, quyết định thành lập mới hoặc nâng quy mô các hãng hàng không phải đảm bảo các hãng hàng không đảm bảo hoạt động ổn định và nâng cao năng lực khai thác an toàn bay.

Tin, ảnh: Thái Bình   

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 29/12, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đóng góp thiết thực cho tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đóng góp thiết thực cho tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

TIN MỚI

Return to top