ClockThứ Sáu, 03/05/2019 07:00

Huế trong lòng Đại tướng

TTH - Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Lý nói rằng Đại tướng Lê Đức Anh luôn hướng về quê hương.

Đại tướng Lê Đức Anh với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Gia đình Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần đón đoàn khách từ Thừa Thiên Huế ra thăm. Ảnh: Chụp lại tư liệu lưu ở Văn phòng Tỉnh ủy

Từ năm 2004 đến năm 2007, ở cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi có dịp được gặp gỡ, trao đổi với Đại tướng và các Bộ, ngành Trung ương liên quan đến sự phát triển của tỉnh. Mỗi lần gặp, trong câu chuyện, Đại tướng luôn đau đáu là làm sao để tỉnh ngày một phát triển hơn.

Thời kỳ năm 2004 – 2007, toàn tỉnh đặc biệt quan tâm đến 3 đề án lớn chưa triển khai thực hiện được. Đó là đề án công trình thủy lợi hồ Tả Trạch, đề án xin nâng cấp TP. Huế từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và đề án nâng cấp sân bay Phú Bài.

Công trình thủy lợi hồ Tả Trạch được đầu tư nhằm chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782 ha đất canh tác, bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; phục vụ nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, phát điện khi cần thiết. Đề án xin đưa  TP. Huế từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Đây là vấn đề mới, đầu tiên của cả nước mà từ trước đến nay chưa địa phương nào thực hiện. Một điều trăn trở lớn nữa của tỉnh là nâng cấp sân bay Phú Bài để phát triển kinh tế, nhất là du lịch.

Tháng 11/2004, tôi mạnh dạn xin ý kiến Đại tướng Lê Đức Anh về 3 nội dung quan trọng trên. Sau khi nghe xong, Đại tướng đồng ý và hoàn toàn ủng hộ dự án Tả Trạch- vấn đề mà lâu nay, cá nhân Đại tướng cũng như Chính phủ rất quan tâm để sớm xúc tiến. Nội dung xin đưa Huế lên thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh là vấn đề mới, nhưng Đại tướng cũng đồng tình và khẳng định rất xứng tầm. Dự án nâng cấp sân bay Phú Bài cũng được Đại tướng đồng ý về chủ trương, nhưng phải có lộ trình thực hiện.

Với trách nhiệm, lòng hướng về quê hương, Đại tướng Lê Đức Anh đã viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: “Tôi thấy công trình thủy lợi hồ Tả Trạch là đề án cần thiết và khả thi. Vì nó có tác dụng vừa chế ngự được thiên tai, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho nông nghiệp và môi trường sinh thái. Việc nâng cấp đô thị Huế lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là hợp lý. Đối chiếu với tiêu chuẩn quy định hiện nay thì, Huế đủ các yếu tố. Đề án nâng cấp sân bay Phú Bài là sân bay du lịch quốc tế cũng là nguyện vọng chính đáng và khả thi. Tôi đề nghị trước mắt có thể cho xây dựng kéo dài đường băng hiện có để máy bay chở nhiều người có thể hạ cánh được, đặng đáp ứng nhu cầu về kinh doanh du lịch của tỉnh và của cả nước. Tiếp sau, nếu có điều kiện thì xây dựng đường băng thứ hai cho sân bay”. 

Sau khi nhận được ý kiến của Đại tướng, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã cùng với các Bộ, ngành Trung ương xem xét và ra quyết định phê chuẩn để thực hiện. Trong năm 2004, tất các vấn đề liên quan đến công trình thủy lợi hồ Tả Trạch và nâng cấp đô thị Huế lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đều được tiến hành thuận lợi. Riêng sân bay có chậm hơn, đến tháng 6/2005 mới được triển khai xây dựng. Tuy nhiên, tên gọi sân bay cũng có sự thay đổi, là sân bay quốc tế Phú Bài chứ không phải là sân bay du lịch quốc tế như ý định ban đầu của tỉnh.

Đến nay, các công trình mang tính bước ngoặt lớn của tỉnh có công lớn của Đại tướng Lê Đức Anh đã và đang phát huy hiệu quả. Tôi luôn nghĩ, một con người như Đại tướng bận trăm công nghìn việc như thế mà vẫn luôn dành tình cảm, luôn nghĩ về quê hương thì thật đáng quý, đáng trân trọng. Những việc làm, lời căn dặn của Đại tướng Lê Đức Anh với quê hương, đất nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh nhà không bao giờ quên và nó sẽ mãi theo tôi suốt cả cuộc đời.

Anh Phong

(Ghi theo lời kể của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Lý)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 29/12, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh

Nhân kỷ niệm 80 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/2024), ngày 11/12, Đoàn Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phường Thuận Hòa, TP. Huế) và tưởng niệm Đại tướng Lê Đức Anh tại Nhà Văn hoá - thư viện Đại tướng Lê Đức Anh (xã Lộc An, huyện Phú Lộc).

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top