ClockThứ Hai, 22/11/2021 13:36

Hồi chuông cảnh tỉnh

TTH - Tối 19/11, lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 đã được Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các địa phương trong cả nước tổ chức tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong tiếng chuông và ánh nến, hoa đăng..., cả nước đã dành những giây phút xúc động tưởng nhớ hàng vạn người đã hy sinh, tử nạn vì đại dịch. Một lần nữa, những mất mát, đau thương khó bù đắp do COVID-19 lại được nhận diện, bằng những con số nhức nhối, những hình ảnh tang thương. Những nghĩa cử cao đẹp, sự hy sinh dũng cảm của những chiến sĩ nơi tuyến đầu, sự đồng lòng vào cuộc của cả cộng đồng với những câu cuyện lay động cũng một lần nữa được tôn vinh, tri ân.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch. Theo số liệu từ Bộ Y tế đến ngày 19/11, Việt Nam có trên 23.476 người tử vong do COVID-19.

Bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác, đại dịch đã để lại những mất mát đến tận cùng. Như lời chia sẻ của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại buổi lễ: Dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 đồng bào, đồng chí là những công dân mẫu mực, những người lao động rất đỗi yêu thương, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc, những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng. Đại dịch "tràn qua", để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha, mẹ...

Lễ tưởng niệm các  nạn nhân COVID-19 lần đầu tiên được tổ chức, chính là hoạt động ý nghĩa, nhân văn, nhằm xoa dịu nỗi đau, mất mát cho hàng vạn người ra đi và thân nhân ở lại. Đó cũng là hồi chuông tỉnh thức, nhắc nhở mỗi người dân, những người đang sống, không lơ là trong phòng, chống dịch, chủ động, tự giác thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng.

Tại Thừa Thiên Huế, đại dịch cũng gây ra những di chứng nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội với 2.167 ca F0, trong đó có 840 ca đang được điều trị, 5 ca tử vong, 34.865 người phải cách ky tập trung (tính đến ngày 20/11). Dù đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hiện, diễn biến dịch trên địa bàn tỉnh vẫn vô cùng phức tạp, xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, số người nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng, với 96 trường hợp mắc mới (trong ngày 20/11).

Phát biểu với báo chí nhân lễ tưởng niệm, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, cùng với các giải pháp phòng, chống dịch, Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng diện rộng nhưng chừng đó là chưa đủ. Chính quyền cần sự chung tay, đồng lòng, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.

Hồi chuông tưởng niệm nạn nhân COVID-19 rung lên cũng là để cảnh tỉnh rằng, COVID-19 không loại trừ ai và dịch bệnh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nơi đâu. Con người phải thức tỉnh, thay đổi, thích ứng để sống còn. Ở đó, "vắc-xin ý thức" của cộng đồng trong phòng, chống dịch là chìa khóa, nhân tố quan trọng để góp phần  mở cánh cửa an toàn. 

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ chân nhân lực

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, ngành giáo dục đang kiến nghị Trung ương tăng chỉ tiêu biên chế.

Giữ chân nhân lực
Tự soi, tự sửa

Hướng dẫn yêu cầu việc triển khai phải gắn với thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tự soi, tự sửa
Tiết kiệm từ lẵng hoa

Đã thành thông lệ, vào những dịp lễ, kỷ niệm; các đại hội, hội nghị…, hoa là hiện vật không thể thiếu.

Tiết kiệm từ lẵng hoa
Rào cản nhận thức

Đơn cử là một tồn tại lưu cữu tại chợ Đông Ba lâu nay. Là địa chỉ mua bán lớn của TP. Huế và cả tỉnh...

Rào cản nhận thức
Bác tổ trưởng

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, bác tổ trưởng tổ dân phố của chúng tôi ngày nào cũng bận bịu.

Bác tổ trưởng

TIN MỚI

Return to top