ClockChủ Nhật, 24/05/2020 17:11

Đưa hồ Tịnh Tâm trở lại là điểm đến hấp dẫn cho du khách

TTH.VN - Ngày 24/5, kiểm tra công tác chỉnh trang hồ Tịnh Tâm, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị UBND TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tập trung ưu tiên dọn dẹp vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp; có kế hoạch chỉnh trang, bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng tiêu biểu của khu vực kinh thành Huế.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư chỉnh trang đô thị HuếTrồng đường mai trước Đại NộiKhẩn trương rà phá bom mìn, trả lại mặt bằng cho di tích

Đường tre cán giáo vừa được trồng trên đường Lê Văn Hưu giữa hồ Tịnh Tâm

Tại thời điểm kiểm tra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai trồng tre dọc hai bên đường Lê Văn Hưu (đê Kim Oanh), đồng thời làm kè tre để giữ đất, chống sạt lở.

Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đây là giải pháp tạm thời để giữ đất 2 bên vỉa hè cũng như tạo cảnh quan khu vực hồ, sau này sẽ triển khai nghiên cứu tổng thể để có giải pháp tu bổ và tôn tạo hợp lý, mang tính lâu dài và bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao việc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai các giải pháp nhằm chỉnh trang khu vực hồ Tịnh Tâm, khắc phục nguy cơ ô nhiễm môi trường, lấn chiếm hồ.

Sau khi khảo sát xung quanh hồ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND TP. Huế đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân không xả rác thải xuống hồ, bảo vệ môi trường khu dân cư. Kết hợp ra quân Ngày Chủ nhật xanh để làm vệ sinh môi trường xung quanh hồ. Có kế hoạch xử lý hệ thống nước thải, cải thiện môi trường nước hồ Tịnh Tâm.

"Hồ Tịnh Tâm là một danh thắng nổi tiếng của Huế, việc bảo tồn và phát huy giá trị của hồ là việc làm cần thiết để nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách và người dân. Việc phục hồi và tu bổ phải tôn trọng tối đa tính nguyên gốc của các yếu tố cấu thành di tích, hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp vào yếu tố gốc làm thay đổi các giá trị của di tích. Việc làm trước mắt và cần làm ngay là phải tập trung xử lý nước thải và cải tạo môi trường; khi người dân có ý thức bảo vệ di sản thì việc phục hồi và tôn tạo mới có ý nghĩa", Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TIN MỚI

Return to top