ClockThứ Ba, 12/03/2019 18:52

Dịch tả lợn châu Phi hoàn toàn không lây sang người

TTH - Trước thông tin trên mạng xã hội lan truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có khả năng lây sang người, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh Nguyễn Văn Hưng khẳng định: “DTLCP hoàn toàn không lây sang người, vật nuôi mà chỉ lây từ lợn sang lợn”.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu PhiHương Trà triển khai công tác phòng, chống dịch tả lợn châu PhiThủ tướng: Chống dịch tả lợn, các Chủ tịch phải “xắn tay áo” với việc cụ thể

Tiêu độc khử trùng khu giết mổ

Theo Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh, người dân không nên hoang mang, không quay lưng với thịt lợn an toàn. Cơ quan chức năng đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn chặn thịt lợn dịch, lợn bệnh vào tiêu thụ trong tỉnh. Người dân nên sử dụng sản phẩm thịt lợn đã qua kiểm dịch, tuyệt đối không sử dụng thịt lợn không có dấu kiểm dịch thú y.

Ông có thể cho biết thông tin mới nhất về DTLCP hiện nay?

DTLCP là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã). Đây là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ lợn chết lên tới 100%, hiện chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị.

Đến chiều 10/3, DTLCP tiếp tục xuất hiện ở Quảng Ninh và Ninh Bình, đưa số địa phương có dịch lên 13 tỉnh, thành. Dịch bệnh đang có xu hướng bùng phát mạnh, chính quyền, cơ quan chức năng liên quan phối hợp người chăn nuôi đang triển khai nhiều giải pháp ngăn bệnh xâm nhập.

Đâu là nguyên nhân khiến DTLCP lây lan nhanh, thưa ông?

Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ, có 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan. Trong đó, 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh phun tiêu độc khử trùng; 34% do sử dụng thức ăn thừa và 19% do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.

Tỉnh triển khai các biện pháp khẩn cấp nào để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập?

Trước mắt, chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm soát chặt tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn. Hiện đã có 2 chốt kiểm dịch được tổ chức 24/24, tiến hành kiểm tra, phun tiêu độc khử trùng, giám sát chặt việc nhập lợn vào khu vực.

Các địa phương thành lập các chốt linh động, đoàn kiểm tra liên ngành giám sát nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh.

Đồng thời, chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu đối với lợn có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các sản phẩm thịt đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích… và gửi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của Cục Thú y để xác định chính xác tác nhân gây bệnh; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật và có phương án tiêu hủy.

Có ý kiến cho rằng, bệnh DTLCP có khả năng lây nhiễm sang người. Ở góc độ chuyên môn, ông khuyến cáo điều gì?

Thực hiện kiểm soát chặt tại các lò mổ​

Tôi khẳng định, DTLCP hoàn toàn không lây sang người. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, không quay lưng với thịt lợn. DTLCP có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn.

Tuy nhiên, người dân cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn, không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng, nếu phát hiện lợn chết thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng. Người dân nên sử dụng sản phẩm thịt lợn đã qua kiểm dịch thú y.

Đối với các hộ chăn nuôi, trước mắt phải hết sức bình tĩnh, chủ động bảo vệ đàn lợn của mình, phải thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi (2 ngày/lần). Trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp, bà con phải thực hiện tốt nguyên tắc “5 không” (không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt).

Hiện tỉnh có những chính sách cụ thể nào hỗ trợ người chăn nuôi nếu dịch xảy ra?

Theo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP, lở mồm long móng, tai xanh, Chính phủ thống nhất cho phép UBND cấp tỉnh sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan.

Cụ thể, đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra; đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5-2 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh.

Chi cục CN&TY tỉnh đang xây dựng các văn bản tham mưu để các ngành sớm xây dựng phương án dự phòng hỗ trợ cụ thể khi dịch xảy ra.

Với những thông tin gây bất lợi cho ngành chăn nuôi như tẩy chay thịt lợn, ông có kiến nghị gì về việc quản lý thông tin trên mạng xã hội?

Những thông tin, DTLCP lây sang người, tẩy chay thịt lợn… là thông tin sai sự thật. Chúng tôi đã và đang phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Đồng thời, mong muốn các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền thông tin chính thống, không để người dân quay lưng với thịt lợn. Cùng với đó, đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông, Công an có những giải pháp xử lý những trang tin, facebook đưa những thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận.

HOÀNG LOAN (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) mới đây ra cảnh báo gánh nặng lớn hơn liên quan đến số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), khả năng chẩn đoán hạn chế và tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh này là một số thách thức cấp bách đang cản trở nỗ lực ứng phó với bệnh của châu lục, đặc biệt là khi số ca mắc tăng vọt trên khắp châu Phi.

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ
Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi

Ngày 9/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin đơn vị đã cử cán bộ phối hợp, làm việc với Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế nhằm điều tra trường hợp một bệnh nhân (BN) bị sốt rét trở về từ châu Phi.

Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu

TIN MỚI

Return to top