ClockThứ Năm, 14/10/2021 14:37

Tam Giang và sự tiếc nuối của Chủ tịch Quốc hội

TTH - Theo dõi phiên họp chiều 11/10/2021, tôi rất vui khi biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sau khi thảo luận đã nhất trí ban hành Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 sắp diễn ra cuối tháng 10 này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên HuếXem xét thông qua thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế

Nếu Quốc hội thông qua, Thừa Thiên Huế sẽ được thực hiện các cơ chế đặc thù nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa.

Ngoài 4 cơ chế đặc thù (liên quan đến nợ vay; nguồn ngân sách Trung ương bổ sung; phí, lệ phí; tỷ lệ phần trăm được hưởng tiền sử dụng dụng đất khi bán tài sản công ), UBTVQH còn đồng ý trình Quốc hội cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế.

Đây là thành quả của sự phối hợp giữa Thừa Thiên Huế và Chính phủ nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2019 về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có chi tiết mà tôi tâm đắc khi nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu liên quan đến đầm phá Tam Giang. Chủ tịch Vương Đình Huệ nêu nhận xét: “Từ trên máy bay nhìn xuống thấy Tam Giang hùng vĩ, vĩ đại nhất của cả khu vực châu Á này chứ không chỉ Đông Nam Á. Với một khu vực đầm phá mênh mông như vậy lại có Quyết định của Thủ tướng liên quan đến cơ chế, chính sách cho đầm phá Tanm Giang phát triển. Tôi thấy tiếc là các đồng chí lần này không đúc kết những cái đó để đưa vào nghị quyết này. Đầm phá Tam Giang có tiềm năng về du lịch - dịch vụ rất tốt”.

Quyết định mà Chủ tịch Quốc hội đề cập là đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2009, với mục tiêu tổng quát là tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển đưa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững để đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đưa vùng này trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước.

Qua phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho thấy, Trung ương đã và đang thật sự quan tâm đến nền tảng phát triển của Thừa Thiên Huế, vì vẻ đẹp và lợi thế của vùng nước lợ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không phải địa phương nào cũng có. Đó là thực tế khách quan nên cần sớm được đúc  kết như góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top