ClockThứ Năm, 06/10/2022 06:30

Phong Điền: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

TTH - Phong Điền phấn đấu đến năm 2025 giảm xuống còn 533 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,79%. Để đạt được mục tiêu này, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện đã rà soát chiều thiếu hụt, các chỉ số thiếu hụt đối với từng địa chỉ hộ nghèo cụ thể để có giải pháp hỗ trợ, giúp các hộ thoát nghèo bền vững.

Nông dân Phong Chương giúp nhau làm kinh tếTừng bước giúp dân thoát nghèo

Hội Nông dân huyện Phong Điền trao bò, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Rà soát chiều thiếu hụt để hỗ trợ

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết, khi có kết quả rà soát, ngay từ đầu năm 2022, UBND xã đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và một số chính sách an sinh xã hội năm 2022. Theo đó, xã đã triển khai có hiệu quả các chương trình nông thôn mới, cải tạo vườn tạp, trồng rừng kinh tế; phối hợp với Trung tâm GDTX-GDNN mở lớp đào tạo nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề nông nghiệp cho 42 hộ nghèo, cận nghèo, tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho 2 điểm du lịch A Đon và Thượng nguồn Ô Lâu (Hầm Heo) với 37 người tham gia. Ngoài ra, tư vấn việc làm, đưa 10 người đi lao động nước ngoài theo hợp đồng…

Là một hộ nghèo của bản Hạ Long (xã Phong Mỹ), ông Nguyễn Văn Cường đành phải gửi 2 người con lớn vào làng SOS Huế để được nương tựa trong sinh hoạt, ăn uống, học tập. Bản thân ông thường xuyên đau ốm. Vợ thì làm thuê, làm mướn nên cuộc sống rất khó khăn. Năm nay, tình hình sức khỏe được cải thiện, gia đình ông được UBND xã Phong Mỹ hỗ trợ 1 con bò cái (kinh phí khoảng 10 triệu đồng). Đồng thời, ông vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 30 triệu đồng, mua thêm 3 bò con, 3 con dê, 5 con heo, vài chục con gà để phát triển chăn nuôi. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông ngày một ổn định.

Năm 2022, Phong Mỹ đề ra kế hoạch thoát nghèo cho 10 hộ gia đình. Để giảm nghèo bền vững, xã đã cho rà soát chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đối với 10 hộ thoát nghèo trong năm 2022 để hỗ trợ về đào tạo nghề làm dịch vụ ở các điểm du lịch trên địa bàn xã, làm việc trong các nhà máy ở Khu công nghiệp Phong Điền. Đồng thời, hỗ trợ cây giống, con giống, nhà vệ sinh, phương tiện tiếp cận thông tin… đối với từng địa chỉ cụ thể. Trong đó, ngoài hộ ông Cường còn có hộ Lê Văn Thời (Khe Trăn), Cao Hữu Minh, Đồng Minh Thái (Tân Mỹ), Hoàng Thành Đẳng (Phú Kinh Phường) và hộ các bà Đặng Thị Phương (Lưu Hiền Hòa), Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Mỹ Lệ (Đông Thái), Đoàn Thị Hồng (Phước Thọ), Trần Thị Kim Phương (Hưng Thái) được hỗ trợ để thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Lương, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phong Điền cho biết, cuối năm 2021, toàn huyện có 29.786 hộ; trong đó, có 1.132 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,80%, 1.184 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,91%. Giai đoạn 2022-2025, huyện phấn đấu giảm 799 hộ nghèo, đưa hộ nghèo xuống còn 553 hộ, chiếm tỷ lệ 1,97%. Riêng năm 2022, huyện đề ra chỉ tiêu giảm giảm 200 hộ nghèo.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện đã rà soát chiều thiếu hụt, các chỉ số thiếu hụt đối với từng địa chỉ hộ nghèo cụ thể và phân thành 11 nhóm giải pháp để hỗ trợ, như: hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở; hỗ trợ về nước sạch và công trình nhà vệ sinh; hỗ trợ mô hình sinh kế; hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất và chăn nuôi, tạo việc làm mở rộng ngành nghề; hỗ trợ đào tạo nghề - giải quyết việc làm; hỗ trợ bảo hiểm y tế; hỗ trợ thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục - đào tạo; hỗ trợ hộ cần vận động từ gia đình và xã hội hóa ở địa phương; hỗ trợ tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; hỗ trợ hộ nghèo không có người còn khả năng lao động…

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Ông Đoàn Kỳ Côi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phong Điền cho biết: Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện đã thành lập 3 đoàn kiểm tra để đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững đối với từng hộ nghèo cụ thể dự kiến thoát nghèo năm 2022 của 16 xã, thị trấn, hướng tới hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2025.

Đến nay, trong số 55 hộ nghèo (giai đoạn 2022-2025) thiếu hụt chiều chất lượng nhà ở, Phong Điền đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 20 nhà với số tiền hơn 700 triệu đồng. Ngoài ra, huyện đã tổng hợp, đề xuất ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ, hiện đã được phê duyệt, đang chờ phân bổ nguồn hỗ trợ để xây mới, sửa chữa. Huyện đã tiến hành giải ngân 1,2 tỷ đồng cho 4 xã: Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương, Phong Sơn (300 triệu đồng/xã) để hỗ trợ các hộ nghèo các mô hình sinh kế từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2021 chuyển sang.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua các hội ủy thác ưu tiên để giải ngân sớm cho các hộ nói trên vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mở rộng ngành nghề cho 80 lượt hộ nghèo cần hỗ trợ vay vốn trong năm 2022 với số tiền đã giải ngân gần 3,8 tỷ đồng; bổ sung 21 hộ nghèo không còn khả năng lao động vào chương trình địa chỉ nhân đạo của huyện và đã hỗ trợ được 7 hộ.

Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp tổ chức 5 hội nghị tư vấn về việc làm với gần 250 lao động tham dự, trong đó có các hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, đã có 78 lao động người Phong Điền (gồm cả một số hộ nghèo) tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản: 56 lao động; Đài Loan: 6 lao động, Hàn Quốc: 1 lao động. Chủ động phối hợp với Công ty SCAVI Huế, một số nhà máy trên địa bàn nắm nhu cầu lao động và triển khai đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 1.200 người, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động...

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm

Đó là một trong những thông tin quan trọng đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác Mặt trận năm 2024 và triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Phong Điền tổ chức vào ngày 10/1.

Phong Điền Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Phong Điền: Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

Do đầu tư xây dựng đã lâu cùng với những đợt mưa dồn dập gần đây, nhiều tuyến đường liên xã, phường và tỉnh lộ (TL) ở thị xã Phong Điền xuống cấp, hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người, phương tiện lưu thông.

Phong Điền Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tại thị xã Hương Trà đã huy động nhiều nguồn lực, sáng tạo trong cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở địa phương.

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top