ClockThứ Năm, 04/07/2019 14:47

Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia

Sáng 4/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật vừa được Quốc hội thông qua.

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia cần có chế tài đủ mạnhLuật Phòng chống tác hại của rượu, bia nhằm bảo vệ giống nòi và tương lai của dân tộcDự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

Các luật được công bố gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật quản lý thuế; Luật đầu tư công; Luật Kiến trúc; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Thi hành án hình sự.

Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật vừa được Quốc hội thông qua

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, cho biết Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia số được Quốc hội thông qua tại họp thứ 7 nhằm hoàn thiện thể chế về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế (đặc biệt là tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, bạo lực gia đình..) thông qua các biện pháp về giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp, hạn chế tình sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại, bảo đảm nguồn lực để phòng, chống tác hại của rượu, bia, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, phòng, chống các tác động đến kinh tế, trật tự và an toàn xã hội.

Việc xây dựng, ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia là một yêu cầu cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh nặng do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Luật quy định 3 biện pháp chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm: giảm mức tiêu thụ rượu, bia bằng cách thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; địa điểm không uống rượu, bia; quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ; quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ.

Đối với biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Luật quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải trong việc thực hiện biện pháp ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham giao thông.

Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định của Luật giao thông đường bộ, Luật Thương mại. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật

Chiều 8/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức tổng kết các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia” và “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật
Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu

Thuế và giá là giải pháp có chi phí thấp, nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu thụ thuốc lá so với các giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) khác và là giải pháp dự phòng hữu hiệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng. Song Việt Nam lại thuộc nhóm các nước có mức thuế và giá thuốc lá thấp nhất thế giới, thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.

Phòng, chống tác hại của thuốc lá Tăng thuế là biện pháp hữu hiệu

TIN MỚI

Return to top