ClockThứ Năm, 06/07/2023 15:27

Hiểu thế nào về cơ bản đủ điện

TTH - Tại cuộc họp báo thường kỳ về việc cung ứng điện, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nói rằng: “Từ nay đến cuối năm, cơ bản không thiếu điện phục vụ cho sản xuất và đời sống”.

Thách thức bảo đảm nguồn cung điệnTạo đồng thuận toàn dân về chủ trương tiết kiệm điện

leftcenterrightdel
Phát triển điện mặt trời trên mái nhà đang là xu thế hiện nay. Ảnh: NG. THỦY 

Sau nhiều năm nguồn điện cung ứng ổn định thì năm nay, chúng ta cảm nhận rõ cái “thời nhà đèn” trong thời kỳ bao cấp – cúp điện luân phiên. Thời điểm căng thẳng nhất ở Hà Nội có tờ báo còn chạy tít: Lịch cúp điện ở Hà Nội… dài đến 4 trang. Hết sức giễu nhại. Trong thời buổi thiếu điện mới biết nguyên nhân thủy điện thì thiếu nước, nhiệt điện thì thiếu than. Thiếu nước thì do… trời, nhưng để thiếu than cho nhiệt điện rõ ràng là do con người. Để khi thiếu mới biết thiếu nó cho thấy một sự thiếu chủ động.

Giờ thì ông Hải cho biết “cơ bản không thiếu điện”. Chúng ta hiểu hai chữ “cơ bản” ở đây là như thế nào? Điện chứ không phải là cái gì, đủ công suất thì bóng đèn đỏ, thiếu công suất thì độ sáng của bóng đèn mờ, thậm chí là không sáng. Các thiết bị sử dụng điện khác cũng vậy. Cơ bản là như thế nào? Có phải là chưa chắc chắn lắm, tức là nói chung là đủ, nhưng cũng có thể thiếu? Nếu đúng như vậy thì đó là điều mà người dân và doanh nghiệp (DN) không mong đợi.

Nguồn điện của Việt Nam phụ thuộc một phần vào thủy điện. Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết ngày càng cực đoan. Thời tiết nắng nóng ngày càng khốc liệt. Nguồn nước cho thủy điện trong tương lai có thể tái diễn việc hụt mực nước là điều chúng ta có thể dự đoán được. Tính toán nguồn điện nào để bù đắp là việc làm cấp thiết. Nếu GDP tăng trưởng tốt thì cũng đồng nghĩa nhu cầu điện tăng theo cao, không hề có chuyện giảm.

Việt Nam có một nguồn năng lượng tái tạo hết sức dồi dào. Khai thác tốt nguồn này sẽ chủ động được một phần thiếu hụt.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đang dự thảo cơ chế, chính sách phát triển điện mái nhà để tự sản tự tiêu. Nếu mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà đạt được thì chúng ta đã tận dụng được một nguồn năng lượng trời cho.

Nhìn ở khía cạnh này chúng ta sẽ thấy, ngoài thu được một nguồn năng lượng tái tạo nó sẽ thúc đẩy một ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển. Nếu Việt Nam tự chủ được công nghệ của ngành này và cạnh tranh được mang tầm quốc tế thì nó sẽ tạo ra cho Việt Nam một nguồn kinh tế không hề nhỏ. Công ăn việc làm cho người dân cũng từ đó mà ra. Vấn đề là xem xét thật kỹ lưỡng về những tác động môi trường. Nếu chúng ta không đánh giá đúng chuyện thiệt hơn nó có thể tạo thêm áp lực về môi trường. Hơn nữa cũng cần nghiên cứu để sử dụng nguồn điện này hợp lý. Chẳng hạn như trong dự thảo của Bộ Công thương, bộ đã đưa ra đề xuất khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng chỉ dành cho hệ thống điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu không bán thì có nên có quy định cho sự hợp tác trong việc lắp đặt và sử dụng, kể cả việc cho phép nhà đầu tư. Chúng ta hình dung nếu có quy định như vậy sẽ mở rộng được nguồn huy động vốn.

Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Mở thì dễ nhưng khi đóng lại không hề. Chuyện quản lý và vấn đề mỹ quan đô thị, đặc biệt là những đô thị du lịch cũng là những khía cạnh cần xem xét. Có thể nó có lợi về mặt năng lượng nhưng có hại về những khía cạnh khác. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top