ClockThứ Sáu, 06/05/2022 13:49

Hải quân Nhân dân Việt Nam sắt son lời thề giữ biển, đảo Tổ quốc

67 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong Quân chủng Hải quân đã nối tiếp nhau xây đắp nên truyền thống vẻ vang.

Đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới Việt – LàoLan tỏa ý thức, trách nhiệm về độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc giaXây dựng lực lượng dân quân biển vững mạnh: Nhiệm vụ cấp bách

Hoạt động huấn luyện, bắn đạn thật trên biển của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. (Ảnh: TTXVN)

“Lời thề giữ biển” luôn được những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam giữ trọn, khắc ghi, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

67 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong Quân chủng Hải quân đã nối tiếp nhau xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng; Mưu trí sáng tạo; Làm chủ vùng biển; Quyết chiến, quyết thắng.”

Ngược dòng lịch sử, ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình lập lại trên toàn cõi Đông Dương, nhưng đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền

Chính vì vậy, ngày 7/5/1955, để bảo vệ chủ quyền, quản lý chặt chẽ trên 800km dải bờ biển miền Bắc từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị), Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ biển - đơn vị tiền thân của Hải quân Việt Nam.

Để có phương tiện, lực lượng tàu thuyền, Cục Phòng thủ bờ biển quyết định tự đóng 20 tàu gỗ lắp máy.

Trường Huấn luyện bờ biển cũng được thành lập và lập tức thực hiện khóa huấn luyện đầu tiên. Chỉ vài tháng sau đó, Sông Lô và Bạch Đằng - những đơn vị chiến đấu chính quy đầu tiên của Hải quân Việt Nam - đã được thành lập.

Chưa đầy 5 năm sau đó, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Hải quân trên cơ sở Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Đầu năm 1964, Cục Hải quân được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Hải quân. Đây là những bước phát triển quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam về quy mô tổ chức và sức mạnh chiến đấu trên con đường xây dựng một quân chủng mới - Quân chủng Hải quân, một quân chủng chiến đấu bằng lực lượng binh chủng hợp thành và phương tiện kỹ thuật hiện đại, lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông nước, biển và hải đảo của Tổ quốc.

“Lời thề giữ biển” của Hải quân nhân dân Việt Nam có thể thấy từ những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cán bộ, chiến sỹ Hải quân đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường sông, biển thể hiện ý chí làm chủ, giành quyền làm chủ vùng biển của Tổ quốc cũng như khai thông luồng lạch, góp phần bảo đảm giao thông thông suốt, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Với những chiến công đó, bộ đội Hải quân xứng đáng với thư khen của Bác Hồ: “Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, tích cực tiêu diệt địch, bắn rơi máy bay, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.”

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phối hợp với một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 5 “Thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ” tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.

Sau năm 1975, “Lời thề giữ biển,” khí phách anh hùng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc lại được cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam tô thắm.

64 liệt sỹ đã nằm lại rạn đá Gạc Ma trong sự kiện Trường Sa 1988. Các anh đã kê cao thêm nền Tổ quốc giữa đại dương bao la, để biển, đảo Việt Nam một màu xanh bất tử.

Các chiến sỹ trẻ trước giờ khởi hành ra Trường Sa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Nhắc về sự kiện này, Chuẩn Đô đốc Đặng Minh Hải, nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ Trường Sa - chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm cũng là quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trang sử bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa đã được viết không chỉ bằng mồ hôi, công sức mà bằng cả máu và nước mắt; bằng sự can trường, dũng cảm của của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc của cán bộ, chiến sỹ Trường Sa đã tạo nên khí phách Trường Sa: Đó là lòng yêu nước, trí tuệ con người Việt Nam; truyền thống nhân nghĩa, hữu nghị; mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Quân chủng theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.”

Quân chủng Hải quân được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân quan tâm, đầu tư xây dựng nên phát triển nhanh về tổ chức biên chế, mạnh về vũ khí trang bị, tàu thuyền

Về lực lượng, từ 4 Vùng Hải quân phát triển thành 5 Vùng, đóng quân trên các địa bàn trọng điểm, cửa ngõ của đất nước.

Từ 3 lực lượng chủ yếu phát triển thành 5 lực lượng, như tàu mặt nước, tàu ngầm; pháo binh-tên lửa trên bờ; không quân-hải quân; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân và lực lượng phòng thủ đảo, đồng thời, thành lập thêm nhiều đơn vị mới.

Cùng với phát triển lực lượng, Hải quân nhân dân Việt Nam cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, thế hệ mới...

Sắt son lời thề giữ biển, ngày nay, Hải quân nhân dân vẫn bám tàu, bám biển, trụ vững nơi đảo xa, đó cũng là thể hiện ý chí làm chủ vùng biển.

Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có thể mất mát hy sinh, nhưng vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, bộ đội Hải quân luôn chiến đấu dũng cảm, kiên cường, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc từng sải biển, từng tấc đảo của Tổ quốc.

Theo TTXVN/ Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

Ngày 27/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023 giữa Vùng 3 Hải quân với Ban Tuyên giáo các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

TIN MỚI

Return to top