ClockThứ Ba, 10/05/2022 07:30

Đổi thay trên dải đất biên cương

TTH - Sự phối hợp công tác dân vận (giai đoạn 2017-2021) của Ban Dân vận Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh góp phần tạo chuyển biến trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các xã biên giới.

Mùa xuân trên dải đất biên cương

Sát cánh cùng người dân trong phát triển kinh tế. Ảnh: BĐBP cung cấp

Khu vực biên giới vẫn là vùng còn nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm..., dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; nhận thức, kiến thức về mọi mặt của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Cần có “đòn bẩy” tạo sự chuyển biến, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận với BĐBP tỉnh, phân công trách nhiệm cho từng cơ quan chủ trì, phối hợp; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện triển khai tổ chức tuyên truyền, vận động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển đảo; tham gia xây dựng hệ thống chính trị địa phương các xã, thị trấn biên giới vững mạnh; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở các xã biên giới.

Chính ủy BĐBP tỉnh, Đại tá Lê Văn Nguyên cho biết, công tác dân vận hiệu quả, tức là việc tuyên truyền vận động thực sự ngấm vào lòng người. Hành động bằng tất cả trách nhiệm và chân thành trao yêu thương, chính là cách tuyên truyền “thấm thía“, để từ đó người dân thay đổi suy nghĩ, cách làm. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị kết nghĩa, tổ chức giúp đỡ xây dựng nhiều mô hình, phong trào, chương trình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; mô hình “Giúp đỡ cụ già neo đơn”; “Hũ gạo tình thương”; “Con nuôi đồn Biên phòng”; "Quân dân y kết hợp”; chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, "Nâng bước em tới trường”, "Giúp đỡ xã nghèo”... Bên cạnh đó, BĐBP tỉnh còn triển khai các chương trình ý nghĩa khác như: “Tuyến đường quân hàm xanh”,  “Ngôi nhà xanh tiếp sức đến trường”...

Từ những chương trình, mô hình thiết thực trên hai tuyến biên giới, lực lượng BĐBP đã xây dựng mới 24 ngôi nhà, sửa chữa 55 ngôi nhà; vận động tặng các hộ nghèo gần 5 nghìn suất quà trị giá 4,1 tỷ đồng; 42 tấn gạo, trị giá khoảng 504 triệu đồng; xây dựng thêm phòng học cho Trường tiểu học xã Hồng Vân, huyện A Lưới và Trường mầm non xã Lộc Vĩnh huyện Phú Lộc, tổng trị giá gần 3,2 tỷ đồng. BĐBP tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh, Trường đại học Sư phạm Huế phối hợp giúp đỡ xã Hồng Vân giảm nghèo với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng...

“Đằng sau” những con số là biết bao tấm áo quân phục ướt đẫm mồ hôi, là tình cảm không đong đếm, khi cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn giúp hàng ngàn ngày công xây dựng mái ấm tình thương, sửa chữa nhà cho người nghèo, giúp tu bổ, nâng cấp các trường học; thực hiện chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, góp phần lo cái tết ấm cho người nghèo vùng biên giới.

Trong những chuyến đến các đồn biên phòng trên hai tuyến biên giới tìm hiểu thông tin, bao giờ tôi cũng nhận được “gửi gắm”: Nếu có mạnh thường quân hỗ trợ, xin kết nối kinh phí. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng sẵn sàng bỏ công, để thêm một căn nhà tạm được sửa chữa, thêm sự tin tưởng, phấn khởi, bà con an tâm vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ổn định.

Cùng chung trách nhiệm và tình yêu thương ấy, từ triển khai xây dựng các mô hình dân vận khéo tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở các xã biên giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng các đơn vị Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính đã trao sinh kế cho các hộ gia đình nghèo của xã Hồng Quảng (A Lưới) với tổng số tiền 115 triệu đồng. Tỉnh đoàn triển khai phong trào “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đoàn các cấp hỗ trợ các xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác mới; tiếp tục thực hiện công trình thanh niên "Ánh sáng nông thôn mới", “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn”; tặng hàng ngàn suất quà, học bổng, cho các em học sinh, sinh viên, gia đình chính sách, mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… với tổng trị giá hàng tỷ đồng.

Khi chúng tôi đến, nhà chị Hồ Thị Kiều ở thôn Kêr, xã Hồng Vân, A Lưới - ngôi nhà khang trang với những bức tường chắc chắn, màu vôi còn mới tinh tươm, do BĐBP tỉnh tặng 3 năm trước, trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” - đóng cửa. Trung úy Phạm Thái Sơn, Đội trưởng Đội vận động quần chúng và những cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Hồng Vân lại vui mừng, bởi biết rằng người phụ nữ ấy vẫn đang chăm chỉ trên nương rẫy.

Sự đổi thay tích cực về suy nghĩ, tư duy, để chủ động trong sản xuất, làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của mỗi người “cộng hưởng”, làm nên sự đổi thay của cộng đồng.

Tại A Lưới, nhiều hộ gia đình đã thành công trong trồng chuối, thanh long… hoặc nuôi dê, bò. Nhiều hộ thực hiện mô hình vườn - ao - chuồng hiệu quả; mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp, mở rộng phát huy ngành nghề truyền thống, du lịch, dịch vụ để nâng cao nguồn thu nhập, tạo những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực biên giới.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Vững vàng trên mọi nẻo biên cương

Nhiều năm liền vinh dự được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh tặng bằng khen, nhưng đối với Thượng tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, “đi dân nhớ, ở dân thương” có lẽ là phần thưởng quý giá nhất.

Vững vàng trên mọi nẻo biên cương
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Thị xã trẻ

Đi trên những con đường mới, ngắm nhìn những ngôi nhà dáng vẻ hiện đại và không ít công trình phúc lợi dân sinh bề thế hiện hữu ở Phong Điền cho thấy nơi đây đang vươn mình mạnh mẽ, xứng tầm đô thị động lực phía bắc của tỉnh.

Thị xã trẻ
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

TIN MỚI

Return to top