ClockThứ Sáu, 04/09/2020 14:38

Tình cảm gửi lại

TTH - Những lá thư viết tay, những lời cảm ơn, sự trân quý mà người dân dành cho đội ngũ phục vụ tại các khu cách ly tập trung là động lực để họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.

Hai vợ chồng cùng trên tuyến đầu“Nồi cháo chống dịch” của chị Sinh

Làm thủ tục cho người dân khi rời khu cách ly

Lời cảm ơn từ trái tim

“Trong những ngày tại đây, cảm nhận đầu tiên của tôi là sự an tâm, gần gũi. Tôi thấy tất cả bà con tại đây đều lạc quan, đoàn kết để cùng nhau vượt qua.

Và điều khiến tôi cảm động hơn cả là sự quan tâm, chăm sóc của các cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, y tá cũng như tập thể anh chị em trong ban hậu cần khung T4 (Trường nghiệp vụ Thuế)…

Những lời nhắc nhở giờ cơm, lấy mẫu xét nghiệm, hay những lời nhắc nhở khi trời mưa, sợ áo quần của bà con bị ướt hay bị bay mất và sợ bà con đi lại trên gạch men trơn, trượt nguy hiểm...Rất nhiều lời nhắc nhở ân cần đã mang lại cho tôi cảm giác thật ấm áp. Các anh, chị đã cho tôi thấy tất cả những phẩm chất cao đẹp của người lính Cụ Hồ…”. Đó là tâm sự chân thành của anh Trương Đình Vũ ở phường Kim Long (TP. Huế) trong thời gian cách ly tại đây.

Khung T4 là địa điểm cách ly phục vụ trên 1.000 công dân/ngày. Lượng công dân cách ly tập trung đông, thời gian tiếp nhận xảy ra bất cứ giờ nào, nhưng đội ngũ phục vụ vẫn luôn chu toàn. Thái độ phục vụ ân cần, sự quan tâm chu đáo, dù là những điều nhỏ nhặt đã chạm đến trái tim của người dân.

“Bắt đền mấy chú, bọn cháu tăng mấy cân rồi”, đó là lời cảm ơn “dễ thương” khi rời căn phòng 547 (Khung T4) của những sinh viên người Huế học tập tại Đà Nẵng sau khi về Huế cách ly.

Thu Thanh, một trong những sinh viên cách ly từ ngày 5 đến 21/8 cùng những người bạn tại phòng 547 viết: “Từ bữa ăn đến sinh hoạt thường ngày, mọi thứ đều được chuẩn bị chu tất và đầy đủ. Cháu tin rằng, với ý thức dân tộc, sự đoàn kết, cùng với tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của các cô chú, các đoàn thể, thì dịch COVID-19 sẽ sớm được đẩy lùi và đất nước ta rồi sẽ bình yên”.

Những lá thư cảm ơn chân thành của người dân

Tiếp thêm động lực

Xứ Huế và con người Huế trong mắt người con dâu đến từ Đà Nẵng càng đáng quý, đáng trân trọng hơn sau 14 ngày chị Nguyễn Thị Hồng Ngân (Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) được chăm sóc, theo dõi y tế chu đáo tại khu cách ly T1 (Trường Quân sự tỉnh - nay là đơn vị thuộc Trung đoàn 6).

Chị kể, ra Huế một mình, lại mang thai 34 tuần, chị vô cùng hoang mang, lo lắng khi không có người thân bên cạnh. Nhưng từ khi bước chân vào khu cách ly T1, chị đã được đón tiếp niềm nở, được trang bị đầy đủ, chu đáo tất cả mọi vật dụng cá nhân từ chiếc bàn chải đánh răng, khăn mặt cho đến chậu giặt áo quần.

Hơn hết là những lời động viên tinh thần, những lời hỏi thăm hàng ngày của đội ngũ phục vụ tại khung T1. Thư chị Ngân gửi lại xúc động: “Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị, những người đã không quản ngại khó khăn, vất vả, trực 24/24 để lo cho chúng tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Có những cán bộ, chiến sĩ đã mấy tháng nay không được về nhà thăm gia đình mặc dù nhà cách đơn vị không xa. Rồi những đồng chí đã nhường chỗ ngủ cho chúng tôi, hay những bữa cơm ăn nửa chừng, những bữa cơm muộn khi có lệnh tiếp nhận thêm người về cách ly”.

Đó là những lá thư, những lời cảm ơn trong số rất nhiều những lá thư, những lời cảm ơn chân thành gửi lại các khu cách ly. Trong thư đều bày tỏ tin tưởng về sự đoàn kết, quyết tâm cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Đại tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho hay: Các khu cách ly do quân đội quản lý hàng ngày tiếp nhận hàng trăm, thậm chí cả ngàn người về cách ly tập trung, trong khi đội ngũ phục vụ hạn chế lại phải phân tán ra nhiều điểm. Nhưng với tinh thần dành những gì tốt nhất trong khả năng cho người dân, các cán bộ, chiến sĩ đã không quản ngại vất vả, khó khăn để phục vụ người dân chu đáo nhất.

 “Khi đến khu cách ly tập trung, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo lắng nên đội ngũ phục vụ ở các khung đã luôn động viên tinh thần, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ khó khăn cùng người dân. Chính vì thế càng khiến cho tình cảm quân - dân khăng khít, bền chặt. Và những lá thư cảm ơn chân thành, những tình cảm mà bà con dành cho người lính là động lực lớn nhất, là sự “tiếp lửa” để chúng tôi tiếp tục với nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Khi đọc những dòng chữ, những lá thư tay viết lên từ đáy lòng, chúng tôi biết, những nỗ lực của chúng tôi đã được người dân ghi nhận”, Đại tá Ngô Nam Cường chia sẻ.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Tình cảm đặc biệt của Người với xứ Huế

Huế không những là nơi in đậm bóng hình của Bác, nơi đọng lại những tình cảm sâu nặng, những ký ức vẹn nguyên thuở thiếu thời, mà Huế còn là một thành tố quan trọng đối với sự hình thành con người vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Tình cảm đặc biệt của Người với xứ Huế
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”

Trong chuỗi hoạt động tri ân của Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, “Bữa cơm tri ân” là cách thể hiện và bồi đắp thêm tình cảm gắn bó giữa lực lượng BĐBP; tuổi trẻ trên địa bàn và thế hệ đi trước, từng mang áo lính.

Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”

TIN MỚI

Return to top