ClockThứ Hai, 16/08/2021 15:32

Căng mình nơi tuyến đầu

TTH - Được giao nhiệm vụ tiếp nhận và phục vụ cách ly hàng chục ngàn công dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam về tránh dịch, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh đã ngày đêm căng mình trên tuyến đầu, vượt vất vả, khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Nhật ký bác sĩ chi viện nơi tuyến đầu chống dịchVương quốc Anh bắt đầu triển khai chia sẻ vaccine toàn cầu

Lãnh đạo tỉnh và Bộ CHQS tỉnh kiểm tra khung cách ly T6

Xuyên đêm đón công dân

Thời điểm sau ngày 20/7, tỉnh quyết định đón nhận công dân Thừa Thiên Huế đang làm ăn, sinh sống và học tập tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam trở về địa phương.

Trưa ngày 24/7, Thiếu tá Lê Doãn Anh, Trợ lý Ban Quân lực, Phòng Tham mưu được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh giao nhiệm vụ về làm Khung trưởng khu cách ly tập trung công dân Kí túc xá Trường Bia (thuộc Đại học Huế). Đây là Khu cách ly gồm 10 tòa nhà 5 tầng, có thể tiếp nhận và cách ly hơn 2.400 công dân.

Gần 22 giờ đêm, Khung T6 nhận được thông báo sẵn sàng đón nhận công dân. Sau vài phút chuẩn bị, cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng phối hợp dưới sự chỉ huy của Khung trưởng Thiếu tá Lê Doãn Anh đã có mặt tại khu vực tiếp công dân.

Chuyến xe chở những công dân đầu tiên về khu cách ly đã có mặt tại T6. Đang tổ chức tiếp nhận, sắp xếp, bố trí cho những công dân đầu tiên về các phòng tại khu cách ly, thì khung được thông báo sẽ đón thêm những đợt công dân khác ngay trong đêm. Cứ thế, từ 22 giờ đêm ngày 24/7 đến gần 5 giờ sáng ngày 27/7, Khung T6 tiếp nhận công dân liên tục, có ngày tiếp nhận hơn 1.000 công dân.

Thiếu tá Lê Doãn Anh, Khung trưởng T6 cho biết: Lượng công dân về nhiều, có khi hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau tiến vào khu cách ly, với cả ngàn người. Chúng tôi phải làm việc liên tục xuyên ngày, xuyên đêm. Những ngày này, thời tiết lại nắng nóng gay gắt, nên công việc tiếp nhận và bố trí chỗ ăn, nghỉ cho công dân hết sức vất vả.

Trong những khoảng nghỉ ngắn ngủi, các chiến sĩ nằm nhoài trên bãi cỏ, gốc cây, tạm lấy sức. Để hoàn thành nhiệm vụ, Ban Chỉ huy khung luôn động viên, khuyến khích; làm gương, bắt tay chỉ việc để mọi người cùng chung sức, cố gắng.

“Quá trình làm việc, khi nào mệt quá chúng tôi thay nhau nghỉ ngơi khoảng 20 - 30 phút rồi lại tiếp tục công việc. Sau hơn 3 ngày, đêm thức trắng để đón công dân, cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng tại khung cách ly Kí túc xá Trường Bia đã hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Anh cho biết thêm.

Bếp trưởng của hơn 12 ngàn suất ăn 

Hiện tại, các khu cách ly tập trung do tỉnh quản lý đang tổ chức cách ly hơn 10 ngàn công dân. Để bảo đảm tốt công tác phục vụ ăn uống cho công dân, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức thành lập các bếp nấu tập trung, đồng thời huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực, lực lượng dân quân, tự vệ tham gia quản lý, điều hành và phục vụ tại các bếp.

Trong đó, bếp nấu tập trung tại Trường đại học Luật (Đại học Huế) là bếp ăn phục vụ công dân đông nhất, với hơn 4.000 công dân, 12 ngàn suất ăn mỗi ngày (của 4 khung cách ly Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ và khu cách ly Kí túc xá Trường Bia).

Với kinh nghiệm làm quản lý lâu năm và từng là bếp trưởng tại khu cách ly công dân trong các đợt dịch trước, Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Trương Ngọc Phú, nhân viên nhà khách Điện Biên được Bộ CHQS tỉnh giao nhiệm vụ làm bếp trưởng bếp nấu tập trung ở Trường đại học Luật.

Đảm nhiệm bếp trưởng tại một trong những nơi công dân cách ly đông nhất là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với cá nhân Đại úy Trương Ngọc Phú và anh em phục vụ hậu cần tại đây. Bên cạnh bảo đảm hàng chục ngàn suất cơm, canh mỗi ngày, đội ngũ phục vụ bếp ở đây còn phải bảo đảm cháo dinh dưỡng để phục vụ hàng trăm công dân “nhí” và những đối tượng ưu tiên.

Hàng ngày, bếp trưởng Phú và anh em phục vụ phải thức dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị bữa ăn. Bữa ăn sáng vừa mới được giao đi, thì họ lại tất bật với việc tiếp nhận thực phẩm, sơ chế món ăn và nấu nướng bữa trưa.

Mọi việc diễn ra liên tục từ 4 giờ sáng đến khi kết thúc ngày làm việc là khoảng 20 giờ 30 phút tối. Chỉ đến khi, những suất cơm cuối cùng được mang đi, những dụng cụ nấu bếp được rửa dọn sạch sẽ, lúc đó Đại úy Phú mới tạm kết thúc công việc trong ngày.

Đại úy QNCN Trương Ngọc Phú tâm sự: Gần 30 năm phục vụ trong quân ngũ, bản thân đã từng tham gia phục vụ rất nhiều sự kiện của đơn vị, tuy nhiên, chưa bao giờ phục vụ nhiều người đến thế. Dù phải bảo đảm hơn 12 ngàn suất ăn mỗi ngày, nhưng với sự giúp sức của các đoàn thể, nên công tác đảm bảo ăn uống cho công dân luôn được chuẩn bị kịp thời, đầy đủ, chưa để xảy ra sai sót; nhất là việc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thượng tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết: Để tham gia phòng, chống dịch COVID -19, Bộ CHQS tỉnh đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, phục vụ tại các khu cách ly. Nhiều cán bộ, chiến sĩ “bám trụ” ở các khu cách ly từ những đợt dịch trước cho đến nay. Dù gặp rất nhiều khó khăn, áp lực công việc lớn, nhưng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ tham gia tại các khu cách ly luôn cố gắng, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được lãnh đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Tinh thần phục vụ hết mình của cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh làm lay động lòng dân. Bà con tham gia cách ly rất hợp tác, giành nhiều tình cảm cho đội ngũ phục vụ. Đây là động lực rất lớn để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Bài, ảnh: Lê Sáu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thận trọng nơi công cộng

Đã có nhiều vụ cướp giật tài sản, trộm cắp ở công viên, nơi công cộng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Song, để tình trạng này không tiếp diễn, bản thân mỗi người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình.

Thận trọng nơi công cộng
Tết sum vầy nơi đầu sóng

Những món quà tết đã vượt sóng đến quần đảo Trường Sa, lá chắn tiền tiêu của Tổ quốc, nối tình cảm ấm nồng của đất liền, để mùa xuân giữa trùng khơi nối với mùa xuân đất nước.

Tết sum vầy nơi đầu sóng
Nơi nghĩa tình đọng lại

Thành phố Huế đang quản lý hơn 3.100 định suất hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, với kinh phí chi trả hơn 4,9 tỷ đồng/tháng và hơn 2.000 gia đình liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ nên công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Nơi nghĩa tình đọng lại
Niềm vui nơi biên cương

Đứng chân thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 chủ động phối hợp với địa phương giúp dân từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mang niềm vui cho bà con nơi biên giới.

Niềm vui nơi biên cương
Trường mầm non không chỉ là “nơi giữ trẻ”

Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tiếp tục triển khai hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới là những ghi nhận từ ngành học mầm non Thừa Thiên Huế.

Trường mầm non không chỉ là “nơi giữ trẻ”

TIN MỚI

Return to top