ClockThứ Bảy, 15/06/2019 13:00

Hồ sinh thái lại bốc mùi

TTH - Mặc dù được đầu tư, chỉnh trang tạo nên không gian công cộng phục vụ cho đời sống của người dân nhưng thời gian gần đây, hồ sinh thái Kiểm Huệ hay còn gọi là hồ trái tim trở nên ám ảnh với người dân sống xung quanh, khi liên tiếp xuất hiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến mùi hôi, cá chết…

Cá chết gây mùi hôi ở hồ Kiểm HuệHồ Kiểm Huệ thành “hồ nhậu”

Dù được đầu tư chỉnh trang rất đẹp, nhưng hồ Kiểm Huệ vẫn là nỗi lo với cư dân sống quanh đó bởi mùi hôi (Trong ảnh: Công nhân vớt bèo trên mặt hồ)

Càng nắng nóng mùi hôi càng nặng

Những ngày hè này cũng là thời điểm nhiều hộ dân của ba phường sống quanh hồ Kiểm Huệ là Xuân Phú, Phú Hội và An Đông (TP. Huế) cũng như khu vực lân cận ám ảnh bởi tình trạng ô nhiễm từ nguồn nước tái xuất hiện. Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi có mặt tại khu vực hồ Kiểm Huệ, dù trời buổi sáng đang đứng gió nhưng vẫn cảm nhận được mùi hôi từ dưới lòng hồ xốc lên. Người đi bộ qua lại ở khu vực này phải bịt kín bằng khẩu trang, hoặc lấy tay để che kín mũi.

Nhiều người dân cho hay, thời điểm mùi hôi lên đỉnh điểm thường rơi vào buổi trưa nắng nóng, mùi hôi còn tỏa vào nhà dân khiến họ phải luôn trong tình cảnh đóng kín cửa hoặc đi nơi khác để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe. “Trời càng nắng thì mùi hôi càng nặng, có lúc muốn buồn nôn, chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến với cơ quan chức năng nhưng vẫn không thể xử lý dứt điểm”, ông N. Đ. Đ có nhà đối diện hồ Kiểm Huệ (thuộc địa phận phường An Đông) bức xúc.

Theo ông Đ., nắng nóng kéo dài khiến mực nước của hồ xuống thấp, trong khi hệ thống cống thoát nước cao hơn mực nước dẫn đến nguồn nước ứ bên trong không thể lưu thông làm nguồn nước trong hồ ô nhiễm, bốc mùi. Theo ghi nhận, bên cạnh mùi hôi, mặt nước của hồ thời gian gần đây nổi lên tảo màu xanh dày đặc. Có đợt, cá chết nổi lềnh bềnh khiến ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Chỉ tay về giữa lòng hồ, ông Đ. dẫn chứng: “Thường mọi năm hoa sen, súng trong hồ lên nở hoa rất đẹp, nhưng có lẽ vì ô nhiễm nhưng năm nay hoa không nở".

Cần điều hòa nguồn nước

Trước những thông tin về mùi hôi, nhiều lần cán bộ Trung tâm Công viên cây xanh Huế cũng như đại diện các phường đã xuống thực tế tận hiện trường. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND phường Xuân Phú cho biết, nhiều lần nhận được phản ánh từ người dân. “Phường đề xuất với các cơ quan chức năng, UBND TP. Huế xử lý triệt để mùi hôi hồ Kiểm Huệ”, bà Hương nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế - đơn vị được UBND TP. Huế giao quản lý hồ Kiểm Huệ thừa nhận tình trạng ô nhiễm tạo nên mùi hôi trong thời gian qua đã khiến người dân bức xúc. Theo ông Chinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thời qua trời nắng nóng liên tục, lượng mưa ít, khiến mực nước trong hồ khô cạn không thể thoát ra ngoài, ngược lại nước bên ngoài cũng không thể vào trong hồ.

Trước thực trạng đó, trung tâm thường xuyên cử công nhân vớt ván bèo, cá chết trên mặt hồ nhằm hạn chế mùi hôi.

“Nguyên lý của hồ phải thông với bên ngoài, trao đổi nước nhưng thực tế ở hồ Kiểm Huệ thời gian qua mực nước xuống quá thấp dưới miệng cống, ứ đọng lại rất lâu”, ông Chinh lý giải và nói thêm, một phần nước sinh hoạt của người dân được đấu nối, thải thẳng ra hồ đã khiến nguồn nước ô nhiễm, tạo ra mùi hôi khó chịu.

Khi hỏi về việc xử lý triệt để, ông Chinh cho biết, dù được giao quản lý hồ nhưng với vai trò là đơn vị chuyên về cây xanh thì vấn đề xử lý mùi hôi là rất khó khăn, không nằm trong chuyên môn của đơn vị. Vì thế, sắp tới sẽ ưu tiên xử lý, cho kiểm tra, bịt lại những đường ống thoát nước của người dân đấu nối trực tiếp ra hồ, về lâu dài kiến nghị, nhờ cơ quan chức năng liên quan đến môi trường vào cuộc. “Theo tôi, để giải quyết vấn đề mùi hôi của hồ thì cần có hệ thống bơm nước từ ngoài về để điều hòa nước, hoặc xử lý nguồn nước bằng hóa chất”, ông Chinh đề xuất.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

Các nhà khoa học vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo về các chất như asen và chì làm ô nhiễm đất và xâm nhập vào các hệ thống thực phẩm, với ước tính khoảng 1/6 đất canh tác trên toàn cầu bị ô nhiễm kim loại nặng độc hại, và lên đến 1,4 tỷ người sống ở các khu vực có nguy cơ cao trên toàn thế giới.

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại
UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Chí Tài:
Ưu tiên xử lý các "điểm đen" ô nhiễm môi trường

Trong thời gian qua, việc triển khai các mô hình đã đạt được những kết quả tích cực, nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Song, để duy trì và mở rộng hiệu quả, cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.

Ưu tiên xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
HỘI NGHỊ TOÀN CẦU LẦN THỨ 2 VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE:
Nhiều cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hội nghị toàn cầu lần thứ 2 của WHO về ô nhiễm không khí và sức khỏe đã kết thúc với những cam kết quan trọng từ hơn 50 quốc gia, thành phố và tổ chức, nhằm sẵn sàng giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nhiều cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Đồng Lâm hỗ trợ người dân, giảm thiểu ô nhiễm

Trong quá trình vận hành, khai thác mỏ đá vôi đã phát sinh những vấn đề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết và tiếp tục hỗ trợ người dân.

Đồng Lâm hỗ trợ người dân, giảm thiểu ô nhiễm
Nhếch nhác, ô nhiễm tại đường Bùi Thị Xuân

Đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc, quận Thuận Hóa) không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn kết nối đưa du khách đến tham quan tại các nhà vườn, chùa chiền, lăng tẩm ở phía tây thành phố. Tuy nhiên, nhiều đoạn qua khu vực Phường Đúc, hai bên đường vẫn còn nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

Nhếch nhác, ô nhiễm tại đường Bùi Thị Xuân

TIN MỚI

Return to top