ClockThứ Năm, 22/09/2022 06:30

Bất cập khai thác cát trắng ở Phong Hiền

TTH - Hoạt động khai thác mỏ cát trắng của Công ty CP Đầu tư Việt Phương và việc sử dụng nước phục vụ hoạt động nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao tại xã Phong Hiền (Phong Điền) đang bộc lộ những bất cập, gây nguy cơ cạn kiệt mạch nước ngầm, tác động môi trường do hiện tượng cát bay cát nhảy ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Phú Lộc ngăn chặn khai thác cát ven biểnCông an Quảng Điền xử lý các đối tượng khai thác cát sỏi trái phép

Khu vực khai thác nằm sát Tỉnh lộ 11C (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền)

Cạn kiệt nguồn nước

Năm 2012, Bộ TN&MT có quyết định cấp phép Công ty CP Đầu tư Việt Phương (Công ty Việt Phương) khai thác cát trắng bằng phương pháp lộ thiên, với diện tích khu vực khai thác hơn 406ha ở 8 khu vực tại xã Phong Hiền (Phong Điền) với trữ lượng khai thác khoảng hơn 27,7 triệu tấn, độ sâu khai thác đến cốt cao -1m. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hoạt động khai thác cát đã có những bất cập trong công tác đảm bảo môi trường, sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn.

Bà T.T.N, một hộ dân ở thôn Bắc - Triều - Vịnh (xã Phong Hiền) cho biết, từ mấy năm nay, việc công ty khai thác cát quá sâu làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất diện tích canh tác trồng lúa, hoa màu của người dân. Nguồn nước cạn kiệt trong vụ hè thu gây khó khăn cho tưới tiêu trồng trọt.

Cát khai thác có nguy cơ tạo dòng chảy làm xói lở vùi lấp đường Tỉnh lộ 11C, mồ mả, hoa màu cây cối, đất sản xuất của bà con, đất mặt nước của Bàu Niên. Đồng thời, khi cát chất thành đống cao không che đậy, trong mùa nắng gió thổi làm bụi bay bám vào cây cối hoa màu và nhà dân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân trong thôn.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền thông tin, qua nhiều kỳ họp, tiếp xúc cử tri, chính quyền địa phương, người dân đều đề xuất cấp có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc khai thác, chế biến, vận chuyển xuất cát của Công ty Việt Phương.

Chính quyền địa phương đề nghị khai thác cát phải cách xa đường, bởi công ty mới chỉ rào chắn ở phía mặt Tỉnh lộ 11C, các khu vực khác không rào chắn. Công ty chưa xây dựng các loại công trình để thực hiện phương án phòng chống thiên tai khi mưa lũ xảy ra, các hồ chứa nước từ khai thác cát có nguy cơ rất cao sẽ tạo dòng chảy làm xói lở vùi lấp các công trình, đất đai sản xuất.

Mùa hè sẽ gây ra khô hạn không đủ nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp khoảng 216ha đối với đất trồng lúa gồm các HTX, đội sản xuất nông nghiệp ở các thôn Cao Ban 46ha; Gia Viên 33ha, Sơn Tùng 71ha, Hiền Lương 20ha, Cao Xá 13ha, Bắc Thạnh 13ha, Triều Dương 13ha, Vịnh Nãy 7ha và 9 trạm bơm điện, chưa kể hàng trăm ha đất trồng cây hàng năm khác trên địa bàn xã, lúc đó sẽ làm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái và sinh kế của người dân địa phương.

Yêu cầu khắc phục

Ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho hay, trước kiến nghị của người dân cũng như chính quyền địa phương, mới đây, Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan có buổi kiểm tra thực tế hoạt động khai thác cát đối với mỏ cát trắng trên địa bàn xã và khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ Nhà máy Hue Premium Silica.

Theo đó, Sở TN&MT yêu cầu các đơn vị khắc phục những bất cập trong hoạt động khai thác cát trắng trên địa bàn. Đồng thời, để có cơ sở theo dõi diễn biến, đánh giá toàn diện việc thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu như chính quyền địa phương phản ánh, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT quan trắc, đánh giá sự ổn định lượng nước hồ Bàu Niên.

Theo Sở TN&MT, hiện nay Công ty Việt Phương đang thi công khai thác tại 3 moong với tổng diện tích khoảng 7ha. Trong đó, moong 1 nằm ở hướng nam của khu 5 với diện tích khoảng 2ha với cốt thấp nhất là +2,68; moong 2 nằm ở tây bắc của khu 5 với diện tích khoảng 4,4ha với cốt thấp nhất là + 2,45; moong 3 nằm ở hướng bắc của khu với diện tích 0,6ha, moong này mới bắt đầu khai thác từ tháng 4 năm 2022 với cốt thấp nhất khoảng +2,7m. Tổng trữ lượng đã khai thác đến hiện nay là 373.340 tấn. 7 khu vực còn lại công ty chưa tiến hành khai thác.

Tại thời điểm kiểm tra hiện trường mỏ cho thấy, Công ty Việt Phương đang sử dụng máy múc và có một máy bơm hút để khai thác bằng phương pháp bơm đẩy cho tầng ngập nước. Hiện trạng giáp ranh về phía bắc khu vực đang khai thác có tập kết một phần đất tầng phủ chưa sử dụng hoàn thổ đáy moong; moong khai thác phía bắc có vị trí sạt lở thông với hồ nước số 3 của hệ thống Nhà máy Hue Premium Silica...

Sở TN&MT yêu cầu Công ty Việt Phương tăng dày các biển cảnh báo an toàn tại các khu vực đã và đang khai thác. Tháo dỡ hệ thống máy bơm khai thác bằng sức nước, tiến hành hoàn thổ cuốn chiếu khi kết thúc khai thác đối với đất tầng phủ chưa sử dụng hoàn thổ được tập kết ở phía bắc khu vực đang khai thác.

Đồng thời, yêu cầu công ty xử lý đắp hoàn trả khu vực sạt lở bờ moong đang khai thác phía bắc (với diện tích 6ha) nhằm tránh lưu thông nước moong khai thác với hồ số 3 của hệ thống thu gom nước nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao.

Sở TN&MT cũng yêu cầu Nhà máy Hue Premium Silica thực hiện nghiêm túc quy trình xử lý tuần hoàn nước. Tháo dỡ các máy bơm, ống nước dẫn có dấu hiệu khai thác nước từ moong khai thác và sớm hoàn thành các thủ tục đề nghị cấp phép khai thác nước mặt tại sông Bồ nhằm đảm bảo nguồn nước bổ sung khi nhà máy tăng công suất.

Kiến nghị điều chỉnh

Trong giấy phép của Bộ TN&MT cấp phép khai thác cát trắng cho Công ty Việt Phương tại khu vực Phong Hiền (Phong Điền) có khu vực 7 và 8 nằm chồng lấn lên khu nghĩa địa lâu đời của người dân, gây khó khăn trong công tác chôn cất người chết tại địa phương. Ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền khẳng định, do đây là vùng chôn cất, mai táng truyền thống của xã nên chính quyền xã kiến nghị cấp trên làm việc với các đơn vị liên quan điều chỉnh lại diện tích quy hoạch này.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3: Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất

Xử lý rốt ráo các hành vi làm mất an toàn lưới điện; có cơ chế di dời trụ điện, đường dây điện bất hợp lý ra khỏi khu dân cư… chỉ là những lát cắt nhỏ trong tổng thể giải pháp giải quyết bất cập hạ tầng lưới điện hiện nay. Ngoài việc đầu tư hạ tầng lưới điện, trước thực tế dây điện như mê cung trên không đang tồn tại phổ biến thì các cơ quan chức năng cần có giải pháp dài hơi, đặc biệt trong thời điểm đô thị Huế đang tiến lên Trung ương.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3 Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất
BẤT CẬP HẠ TẦNG LƯỚI ĐIỆN:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 2: Những nỗ lực để cấp điện an toàn, bền vững

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) đã nỗ lực trong cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện; đồng thời giải quyết những bất cập về hạ tầng lưới điện, hướng tới mục tiêu cấp điện an toàn, bền vững.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 2 Những nỗ lực để cấp điện an toàn, bền vững
Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1: Chưa theo kịp sự phát triển

Hiện nay, cột điện nằm trong khuôn viên nhà dân, đi qua khu dân cư; hệ thống dây điện tựa mạng nhện trên không gian là vấn đề lớn từ đô thị đến nông thôn. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân, thậm chí là mối nguy gây chết người. Giải quyết rốt ráo vấn đề trên, hướng tới cấp điện an toàn, bền vững cần phải có lộ trình cụ thể và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành điện và địa phương, cũng như các hộ dân có liên quan.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1 Chưa theo kịp sự phát triển

TIN MỚI

Return to top