ClockThứ Năm, 16/05/2024 06:44

Không để thực phẩm bẩn gây tổn hại đến người tiêu dùng

TTH - Nắng nóng là thời điểm mà công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) càng phải được các lực lượng chức năng siết chặt hơn nữa. Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã kịp thời phát hiện, thu giữ, xử lý những hành vi vi phạm về ATVSTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nỗi lo thực phẩm bẩnNgăn chặn thực phẩm “bẩn”, không đạt chất lượng lưu thông trên thị trường

 Kiểm tra kho hàng chứa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa

Từ kho trữ thực phẩm “bẩn”

Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một kho hàng chứa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa phát hiện và thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh này do bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (SN 1993), trú tại tổ dân phố An Gia, thị trấn Sịa làm chủ. Qua kiểm tra, các lực lượng phát hiện, kho hàng có cất trữ 2,4 tấn hàng hóa đông lạnh, gồm: Đùi gà, chân gà, cánh gà, gà nguyên con, với tổng giá trị hơn 88,5 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm cho biết, số hàng hóa nói trên được mua từ một số người buôn bán ở ngoại tỉnh đem về Huế để bán kiếm lời. Lúc bà Tâm mua không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Các mặt hàng này được tiêu thụ bán lẻ cho khách hàng mua lẻ và những hộ kinh doanh thực phẩm ở các chợ trên địa bàn huyện Quảng Điền và những địa phương lân cận.

Trước đó, kiểm tra kho hàng thực phẩm đông lạnh của ông Lương Hùng Minh, trú tại phường Hương Vinh (TP. Huế), lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn thịt lợn, nội tạng lợn với số lượng hơn 3 tấn.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Minh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ chứng nhận đảm bảo ATVSTP, không thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc hoặc có dán tem vệ sinh thú y. Một số thịt động vật có dấu hiệu đổi màu, bốc mùi hôi thối.

Ngay sau đó, cơ quan chức năng của tỉnh đã lấy 5 mẫu, gồm 2 mẫu phổi động vật và 3 mẫu thịt lợn tại kho thịt đông lạnh của ông Minh để tiến hành xét nghiệm. Kết quả, cả 5 mẫu đều không đạt ATVSTP và có chỉ số vi khuẩn vượt ngưỡng quy định, rất nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Cũng tại phường Hương Vinh, khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm do ông Nguyễn Công Quốc Hào, trú tổ dân phố Địa Linh làm chủ cũng đã phát hiện, cơ sở này chứa tổng cộng 744kg da bò, giò bò, xương bò, ngẫu pín bò. Toàn bộ sản phẩm này đều không có dấu kiểm soát giết mổ, không có tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu qua kiểm tra vệ sinh thú...

Đến “lo sợ” của người tiêu dùng

Không những trong tỉnh, ở một số địa phương khác trong cả nước, liên tiếp những ngày gần đây, báo chí đăng tin nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tại tỉnh Thái Bình, gần 20 người nhập viện, một người tử vong sau khi dự bữa ăn cỗ cưới.

Hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; 15 học sinh ở Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) ngộ độc thực phẩm; gần 2 tấn xúc xích đã chảy nước, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bị lực lượng chức năng tại Quảng Ninh phát hiện, thu giữ… Nguyên nhân vụ việc đang được lực lượng chức năng các địa phương phối hợp điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh cho rằng, từ các vụ ngộ độc, nghi ngộ độc được báo chí thông tin thời gian qua xảy ra ở một số tỉnh, thành trên cả nước và qua những vụ việc phát hiện thực phẩm đông lạnh không nguồn gốc, xuất xứ của một số cá nhân mà lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ thời gian gần đây thực sự đáng lo ngại đối với người tiêu dùng. Đây cũng là vấn đề báo động hiện nay liên quan đến ATVSTP trong bữa ăn hàng ngày của người dân.

Qua các vụ liên quan đến thực phẩm đông lạnh mà lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện, thu giữ cho thấy, các kho đông lạnh trữ hàng thực phẩm thịt gia súc, gia cầm được các chủ kho “cất giấu” tại các vùng quê, vùng ven TP. Huế.

Mục đích của việc làm này là, tránh sự kiểm soát về ATVSTP của lực lượng chức năng. Từ đó, các chủ hàng thực phẩm đông lạnh tìm cách đem đi tiêu thụ khắp nơi, tại các nhà hàng, quán ăn… Thực phẩm không nguồn gốc cùng đồng nghĩa là thực phẩm bẩn. Những thực phẩm trôi nổi này khi ra thị trường, người tiêu dùng hứng chịu tất cả và đi kèm là những hệ lụy về sức khỏe, tính mạng.

Cần sự “ráo riết” của lực lượng chức năng

Để tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng, các chủ kho chứa hàng đông lạnh “phân tán”, gửi các loại thực phẩm ở tủ lạnh của một số nhà người thân, người quen. Khi khách hàng (chủ nhà hàng, quán ăn… ) có nhu cầu, chỉ cần gọi điện, chủ kho hàng thực phẩm đông lạnh sẽ cho người giao hàng đến tận nơi.

Người tiêu dùng rất mong, công tác kiểm tra của ngành chức năng về ATVSTP phải thường xuyên, đột xuất hơn nữa, chứ không phải cứ đến hẹn lại lên, đến kỳ, đến thời điểm phát động lại cho triển khai. Tại các kho chứa hàng đông lạnh, nhà hàng, quán ăn uống, các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, ngành chức năng cũng cần ráo riết kiểm tra về ATVSTP. Có như vậy, người tiêu dùng mới yên tâm về thực phẩm.

Bài, ảnh: ANH PHONG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Để tăng lương, không tăng lo

Điệp khúc “lương chưa tăng, giá đã tăng” tiếp tục đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp bình ổn, điều hành giá, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân… để người được thụ hưởng yên tâm, mức lương mới sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Để tăng lương, không tăng lo

TIN MỚI

Return to top