ClockThứ Sáu, 27/08/2021 13:52

Vững niềm tin chống dịch

Xét nghiệm sàng lọc người hoàn thành cách ly, tăng cường kiểm soát tuyến biểnƯớc tính thời gian tiêm mũi thứ 3 vaccine COVID-19

Trong những ngày qua, nhiều “đoàn quân” với lực lượng chủ lực là cán bộ y tế, quân y, sinh viên các trường y cùng với các lực lượng quân đội, công an từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên đã “Nam tiến” chung sức, chia sẻ với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Họ lên đường với tinh thần của những người lính ra trận cách đây hơn 46 năm, với “vũ khí” là vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc men, quyết chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 đến nay diễn biến hết sức phức tạp và mức độ lây lan nhanh không tưởng. Trong 3 đợt dịch COVID-19 trước, con số người nhiễm bệnh mỗi ngày chỉ 1-2 con số, thì nay trung bình ở 4 con số và những ngày gần đây nhảy lên 5 con số - tức là trên chục nghìn người mỗi ngày. Chưa bao giờ có đợt phong tỏa, giãn cách xã hội trên diện rộng với các biện pháp quyết liệt theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; thậm chí có nơi bổ sung thêm các biện pháp mạnh - Chỉ thị 16+. Hàng loạt các bệnh viện dã chiến được thiết lập; nhiều cơ sở thu dung, phân loại bệnh nhân để giảm tải cho tuyến trên; nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực trong việc hỗ trợ, theo dõi điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà.

Đâu chỉ trên tuyến đầu, trực tiếp chống dịch, để đảm bảo an ninh trật tự xã hội, cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho thành phố có đến chục triệu dân đang thực hiện “ai ở đâu ở đó”, với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không người dân nào bị bệnh mà không được chăm sóc y tế… cũng là nhiệm vụ vô cùng nặng nề và không hề đơn giản chút nào.

Ngay ở các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh, chưa phải phong tỏa, giãn cách xã hội trên diện rộng theo Chỉ thỉ 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ như Thừa Thiên Huế, công tác phòng, chống dịch cũng vô cùng vất vả. Chỉ riêng việc tiếp nhận, phân loại, thực hiện cách ly hàng nghìn người từ các tỉnh phía nam về tránh dịch trong những ngày vừa qua đã là một thách thức không nhỏ. Tỉnh phải tập trung nguồn lực đảm bảo ăn, ở, kiểm tra y tế hàng ngày cho người cách ly và lực lượng làm nhiệm vụ. Nhiều lực lượng tình nguyện tham gia hỗ trợ phục vụ tại các khu cách ly…

Trong muôn vàn khó khăn, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân, sự sẻ chia, giúp đỡ của ngươi dân cả nước và bạn bè quốc tế, chúng ta đã đạt những kết quả nhất định. Chăm lo mọi đối tượng, mọi mặt đời sống, huy động lực lượng toàn xã hội, sự chung sức, đồng lòng, tin tưởng vào công tác chống dịch của Nhân dân là những bài học, kinh nghiệm quý cần tiếp tục phát huy.

Tuy nhiên, theo nhận định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 25/8 vừa qua, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, có khả năng kéo dài, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của Nhân dân.

Để kịp thời ứng phó với dịch bệnh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phân công Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước.

Nhắc điều này để thấy, công tác phòng, chống dịch bước vào giai đoạn quyết liệt, với quyết tâm cao, tập trung nguồn lực lớn cho việc khống chế, kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Trong tình hình đó, không một ai được phép chủ quan, kể cả địa phương chưa có dịch hoặc đang kiểm soát tốt dịch bệnh… Những cán bộ, nhất là người đứng đầu không làm tốt nhiệm vụ cần phải thay thế; những trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch đều cần xử lý nghiêm. Tại Thừa Thiên Huế, đã có cán chủ chốt bị đình chỉ công tác; có trường hợp người dân bị khởi tố, có người bị xử phạt hành chính vì chưa làm tốt hoặc vi phạm các quy định phòng, chống dịch. Đây là bài học và cũng là điều cần thực hiện nghiêm hơn nữa nhằm khống chế dịch bệnh hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam
Người dân vẫn được tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế vừa có quyết định 2227/QĐ-BYT về ban hành kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2023 để tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, đồng thời chuẩn bị để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi, tiêm các mũi nhắc lại tiếp theo khi có khuyến cáo. Kế hoạch này giúp các địa phương tự xác định nhu cầu vaccine, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.

Người dân vẫn được tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19
Các bệnh viện “xốc lại” tinh thần phòng dịch

Dịch COVID-19 quay trở lại, với số mắc tăng cao; các cơ sở y tế là nơi nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh nên cần xiết lại chế độ phòng dịch, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

Các bệnh viện “xốc lại” tinh thần phòng dịch

TIN MỚI

Return to top