ClockThứ Năm, 07/07/2022 06:30

Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết lây lan tại miền núi

TTH - Sau nhiều năm được khống chế, hiện bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Nam Đông đã xuất hiện trở lại và đang có chiều hướng gia tăng, lây lan trên diện rộng.

Cảnh giác với sốt xuất huyết

Huyện Nam Đông triển khai phun hóa chất diệt muỗi tại nhiều địa phương

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng nay, trên địa bàn huyện Nam Đông ghi nhận 15 trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 20. Sốt xuất huyết xuất hiện tại nhiều địa phương và nhiều trường hợp ngoại lai nên công tác phát hiện, quản lý, điều trị gặp một số khó khăn nhất định.

Chị Trần Thủy Trinh, người dân xã Thượng Lộ chia sẻ, dịch sốt xuất huyết đã vắng bóng trên địa bàn mấy năm nay nên gia đình có tâm lý chủ quan, không may đã có trường hợp mắc sốt xuất huyết. Sau khi được chính quyền địa phương và y tế hướng dẫn, mọi người đã cảnh giác hơn trong việc phòng, tránh để ngăn dịch bệnh lây lan.

Là một trong những địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao, thôn Đa Phú (xã Hương Phú) đến nay đã ghi nhận 3 ca sốt xuất huyết. Ông Trần Bảo Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Phú cho biết, sau khi phát hiện 3 ca bệnh, địa phương đã họp ban chỉ đạo gấp rút triển khai tuyên truyền người dân cảnh giác với dịch bệnh và chủ động thau vét bọ gậy. Riêng với điểm nóng thôn Đa Phú, công tác phòng, chống dịch đã được triển khai kịp thời để tránh lây lan trên diện rộng.

UBND huyện Nam Đông chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện chủ động phối hợp với các trạm y tế xã và chính quyền địa phương tổ chức phun thuốc phòng, chống dịch và diệt muỗi. Đồng thời, tuyên truyền mức độ nguy hại của bệnh sốt xuất huyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động và hướng dẫn mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, đặc biệt là học sinh chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết như: Phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy trong bể nước, chậu cá cảnh, cống rãnh, vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, ngủ phải mắc màn cẩn thận, để giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết.

Ông Nguyễn Ngọc Thích, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Đông cho biết, đơn vị đã phun, xử lý ca bệnh trên 20 bệnh nhân theo quy định Bộ Y tế và tham mưu ban chỉ đạo huyện đẩy mạnh thau vét bọ gậy, xử lý môi trường, phát quang bụi rậm, tích cực triển khai công tác điều trị tại tuyến huyện.

Đến nay, hầu hết các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết trên địa bàn huyện đã được điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, tình hình vẫn đang diễn phức tạp khi thời tiết hiện nay nóng ẩm thất thường, là điều kiện lý tưởng cho muỗi gây bệnh sinh sôi.

Thời gian tới, ngành y tế huyện sẽ tiếp tục triển khai nhiều phương án phòng dịch, không để sốt xuất huyết trở thành dịch trên địa bàn, như: Chủ động, thường xuyên theo dõi dịch bệnh trên địa bàn, tiếp tục tuyên truyền về mức độ nguy hại của dịch, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên toàn bộ địa bàn, giúp người dân nhận biết các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm khống chế và đẩy lùi sốt xuất huyết trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Dũng Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bà con tiểu thương cần cảnh giác các chiêu trò lừa đảo

Dù có kinh nghiệm buôn bán lâu năm và thường xuyên được cơ quan công an tuyên truyền, cảnh báo, nhưng một số tiểu thương kinh doanh hàng hóa, thực phẩm ở một số chợ trên địa bàn TP. Huế vẫn bị sập bẫy lừa chuyển tiền đặt hàng, mua hàng của các đối tượng xấu.

Bà con tiểu thương cần cảnh giác các chiêu trò lừa đảo
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top