ClockChủ Nhật, 28/04/2019 10:42
Festival Nghề truyền thống 2019:

Nơi để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi

TTH.VN - Mới chính thức diễn ra một ngày nhưng các gian trưng bày sản phẩm nghề truyền thống đã đông nghịt khách. Đây không chỉ là điểm đến thú vị cho du khách mà còn là nơi để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi và quảng bá những đứa con tinh thần của mình.

Khai hội tôn vinh tinh hoa nghề ViệtNghệ nhân quốc tế khoe tài tại Festival Nghề truyền thống HuếLàng nghề vào hộiĐủ tài, đủ tâm làng nghề sẽ sống

Những sản phẩm mây tre đan nhỏ xinh thu hút du khách

Lần đầu tham gia Festival Nghề truyền thống Huế, nhưng những sản phẩm của Hợp tác xã Mây tre xuất khẩu Liên Khê - Hưng Yên đã gây chú ý đối với du khách. 

Những chiếc giỏ, cái rổ nhỏ xinh xắn hay lồng đèn bắt mắt, tất cả đều được làm ra từ các bàn tay tài ba, cần mẫn của các nghệ nhân. Nghệ nhân Hoàng Thị Chung (52 tuổi) với tay nghề trên 30 năm cho biết: "Tôi đã đưa sản phẩm làng nghề của mình đi quảng bá khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tới Huế và tham gia festival nghề truyền thống. Không những được bố trí gian hàng trưng bày thoáng đãng, thơ mộng bên dòng sông Hương mà tất cả thủ tục đều được tạo điều kiện và rất thuận lợi. Ngày đầu tiên trưng bày sản phẩm chúng tôi đã bán được kha khá".

Tại gian hàng trưng bày sản phẩm sơn mài khảm trai truyền thống nổi tiếng của nghệ nhân Trần Đức Linh và Nguyễn Thị Hương (Hà Hội), nhiều du khách không thể rời mắt khỏi những bức tranh thanh tao dịu dàng mà đầy ý nghĩa và mê luôn cả giọng nói ngọt ngào của người phụ nữ Hà Thành khi giới thiệu về những sản phẩm do chính mình làm ra. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hương (bên phải) giới thiệu nội dung các bức tranh với du khách

Hàng chục sản phẩm là những bức tranh khảm trai mô tả những câu chuyện có ý nghĩa thâm thúy như: “Vinh quy bái tổ”, “Mã đáo thành công”, bộ tranh tứ quý “Mai - Lan - Cúc -Trúc”… Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Hương, qua những kỳ festival, lượng khách hàng đến với sản phẩm làng nghề của chị ngày càng nhiều, nhất là lượng khách quốc tế. Năm nay, vừa mới trưng bày nhưng đã có vị khách kí hợp đồng đặt mua một bức tranh gần 100 triệu đồng.

Cạnh không gian trưng bày của các sản phẩm sơn mài khảm trai là những chú tò he xinh xắn đủ màu sắc của nghệ nhân Đặng Đình Huynh (Phú Xuyên – Hà Nội). Đây là lần đầu tiên nghệ nhân Đặng Đình Huynh đưa các sản phẩm tò he của mình “vượt biên” ra ngoại tỉnh. Ông cho biết, lần đầu đến Huế thực sự tôi rất ấn tượng với với cách tổ chức chuyên nghiệp và hơn hết là được mở mang tầm mắt, giao lưu, chuyên ngưỡng những sản phẩm của các làng nghề truyền thống khắp ba miền. Ông cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục đưa sản phẩm của mình tham gia ở các kỳ festival tiếp theo.

Nghệ nhân Huế thêu tranh

Những bức tranh thêu “made in Huế" là sản phẩm của bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của những nghệ nhân xứ Huế đã thu hút mọi ánh nhìn của du khách khi đến với không gian trưng bày sản phẩm nghề truyền thống. Vừa thêu tranh, vừa giới thiệu sản phẩm cho du khách nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hợp tác xã Thêu Thuận Lộc (Huế) chia sẻ: “Mỗi năm một chuyên nghiệp, bố trí không gian trưng bày rộng rãi, thoáng và theo khu vực, như tranh thêu được bố trí gần nhau, các sản phẩm trầm hương liền kề, hay  các sản phẩm gỗ mỹ nghệ cùng khu vực đã tạo thuận lợi cho khách mua hàng”. 

Festival nghề truyền thống không những là điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi và quảng bá những đứa con tinh thần của mình.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần ý tưởng, sản phẩm mới cho du lịch đêm

Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, Huế đã quan tâm đầu tư cho các mô hình phát triển kinh tế đêm, du lịch về đêm. Nhưng điều trăn trở là các mô hình du lịch đêm vừa thừa, vừa thiếu.

Cần ý tưởng, sản phẩm mới cho du lịch đêm
Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng
2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master

Mới đây, tại cuộc họp lần thứ hai của Ban cố vấn quốc tế (IAB) trực thuộc Liên hiệp Nghệ nhân Văn hoá (Gugak Masters Inc.) đã đưa ra xem xét 6 ứng cử viên cho danh hiệu Nghệ nhân Âm nhạc Cung đình (Gugak Master) danh giá bao gồm: Bà Sruti Respati đến từ Indonesia, ông Abdulhamit Raimbergenov đến từ Kazakhstan, bà Mohichehra Shamurotova và ông Bakhshiqul Togaev đến từ Uzbekistan, bà Phan Thị Bạch Hạc và ông Huỳnh Đức Tiễn đến từ Việt Nam. Kết quả, 6 ứng cử viên được đề cử đã nhận được chấp thuận từ Ban cố vấn quốc tế.

2 nghệ nhân của Huế được vinh danh Nghệ nhân âm nhạc cung đình - Gugak Master

TIN MỚI

Return to top