ClockThứ Tư, 23/04/2025 13:05

Giới thiệu nhiều đầu sách về Huế nhân Ngày Sách và văn hóa đọc

HNN.VN - Hơn 200 bản sách về Huế và Tủ Sách Huế cùng với 50 tác phẩm của cuộc thi thiết kế bìa sách với chủ đề “Thành Huế quê hương em” của học sinh THCS… đã được trưng bày, giới thiệu tại Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.

Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đườngTiếp tục xuất bản ấn phẩm gắn logo Tủ sách HuếQuảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sáchQuảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế Nguyễn Thanh Bình (giữa) tham quan không gian trưng bày sách

Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức vừa được khai mạc ngày 23/4 tại Thư viện TP. Huế (29A Lê Quý Đôn, quận Thuận Hóa) thu hút đông đảo mọi người tham gia. Đến dự có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế Nguyễn Thanh Bình.

Năm nay, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 mang thông điệp: “Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng”; “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; “Đọc sách – làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo”.

Theo ban tổ chức, thông điệp này không chỉ nhấn mạnh vai trò của sách, mà còn khuyến khích mỗi người dân Việt Nam hãy coi đọc sách để nâng cao hiểu biết là công việc thường xuyên, mỗi ngày. Đó chính là hành động thiết thực để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Ngày Sách và Văn hóa đọc còn có ý nghĩa tôn vinh giá trị của sách và khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây còn là dịp để tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Ngoài trưng bày sách, ban tổ chức còn tổ chức phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 trên địa bàn TP. Huế nhằm thu hút và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển văn hóa đọc, hướng đến xây dựng xã hội học tập, khơi dậy khát vọng cống hiến nhằm phát triển đất nước phồn vinh trong mỗi con người Việt Nam. 

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế Nguyễn Thanh Bình (trái) và lãnh đạo ngành văn hóa trao tặng sách cho các đơn vị

Dịp này, ban tổ chức trao tặng 300 bản sách đến các thư viện công cộng, thư viện tư nhân, không gian đọc cơ sở tại các địa phương, trại giam, trại tạm giam, các trường học trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, 200 bản khác được trao đến các đơn vị, nhà nghiên cứu, các địa phương để tiếp tục lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đặc trưng của Cố đô Huế.

Phát biểu tại sự kiện, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhận định, sách không chỉ là kho tàng tri thức của nhân loại mà còn là người bạn đồng hành bền bỉ, âm thầm nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp nhân cách và khơi dậy khát vọng sống đẹp, sống có ích trong mỗi chúng ta. Trong guồng quay nhanh của công nghệ số và các phương tiện truyền thông hiện đại, thói quen đọc sách đang dần bị lãng quên. Vì vậy, sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 là dịp quan trọng để chúng ta cùng nhìn lại và khơi dậy tình yêu sách, thúc đẩy văn hóa đọc trong toàn xã hội.

*Cùng ngày, Tủ sách Huế đã giới thiệu đến công chúng 2 ấn phẩm mới: “Huế - Di tích và danh thắng” và “Hương ước các làng tại thành phố Huế”.

Ấn phẩm “Huế - Di tích và danh thắng” giới thiệu đến bạn đọc một cách tổng quan về các di tích, danh thắng đã được xếp hạng, bao gồm: Di tích gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế; di tích gắn với triều đại Tây Sơn; di tích gắn liền nhà Nguyễn; di tích gắn với thời kỳ đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ...

2 ấn phẩm mới nhất của Tủ sách Huế vừa được ra mắt 

Trong khi đó, ấn phẩm “Hương ước các làng tại thành phố Huế” giới thiệu 67 bản hương ước tiêu biểu và có giá trị cao phục vụ việc tham khảo nghiên cứu về làng xã. Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu Hán Nôm gốc - một di sản đặc trưng của mảnh đất Cố đô Huế giúp độc giả mở rộng và tìm hiểu biết sâu về lịch sử văn hóa, kinh tế - xã hội truyền thống.

Đây là 2 công trình có giá trị về nhiều mặt, nhằm góp phần lan tỏa các giá trị di sản văn hóa của vùng đất, là tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc.

12 ấn phẩm thuộc Tủ sách Huế đã xuất bản cho đến nay là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, địa phương và sự góp ý, quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu Huế để hình thành nên bộ sản phẩm văn hóa đặc sắc của riêng xứ Huế.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm sách hay cho Tủ sách Huế

Đề án Tủ sách Huế vừa cho ra mắt 2 ấn phẩm mới nhất trong năm 2025 vào những ngày cuối tháng 4 đó là “Huế - Di tích và danh thắng” và “Hương ước các làng tại thành phố Huế”. Cả 2 công trình này được hình thành từ sự chung tay góp sức của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và đơn vị xuất bản.

Thêm sách hay cho Tủ sách Huế
Khai mạc không gian sách nhân Ngày sách và văn hóa đọc

Hàng trăm đầu sách có giá trị ở nhiều lĩnh vực đã được NXB Thuận Hóa phối hợp Trường Phương book giới thiệu đến đông đảo công chúng, bạn đọc tại buổi khai mạc hội sách diễn ra sáng 19/4 ngay tại không gian NXB Thuận Hóa (33 Chu Văn An, quận Thuận Hóa).

Khai mạc không gian sách nhân Ngày sách và văn hóa đọc
Tủ sách Huế và văn hóa đọc với học sinh Cố đô

Đây là chủ đề buổi tọa đàm do Viện Nghiên cứu phát triển phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 18/4 tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Tủ sách Huế và văn hóa đọc với học sinh Cố đô
Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đường

Để lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế và văn hóa đọc trong học đường, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu Tủ sách Huế ở các trường học. Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố về những hoạt động này.

Lan tỏa Tủ sách Huế  văn hóa đọc trong học đường
Niềm vui từ “Hội sách Huế yêu thương”

Huế ba năm trở lại đây thường xuyên diễn ra các hội sách. Nhưng phải đến “Hội sách Huế yêu thương”, cá nhân tôi-một người mê sách-mới thấy đây chính là hội sách.

Niềm vui từ “Hội sách Huế yêu thương”

TIN MỚI

Return to top