Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Huế mùa hội trường

(TTH) - Tháng tư này, xen giữa Festival Huế 2012 và mừng ngày trọn vẹn của đất nước, Huế rộn rã và tưng bừng bởi một nét riêng, rất đặc biệt của thành phố nằm bên bờ sông Hương, ấy là mùa hội trường. Hai mươi năm ra trường và đi làm, tôi đã trải qua nhiều kỳ hội trường, nhưng như tháng tư này là dịp đầu tiên. Sư phạm hội trường, Y Dược hội trường, rồi Nghệ thuật, rồi Khoa học (một thời là Tổng hợp)…cùng hội trường. Bên ni gọi, bên tê í ớ. Cả cơ quan xao động, rộn ràng hẳn lên. Cả nhà, ông bà, chồng vợ, rồi con cái cùng hội trường khiến cái gia đình bé nhỏ cũng như bị xé nhỏ thêm ra, mỗi người một góc, riêng tư mà đồng cảm.

Huế mùa hội trường
“Quét sạch chủ nghĩa cá nhân”

(TTH) - Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu rõ: “…Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.

“Quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
Con đường lễ hội

(TTH) - Ở Huế, Lê Lợi được xem là đường phố chính và là con đường đẹp nhất Cố đô. Trong lịch sử hình thành các đường phố ở Huế, đường Lê Lợi có rất sớm từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc các trại thủy sư nhà Nguyễn đóng ở bờ Nam sông Hương. Từ 1943 trở về trước, người Pháp đặt tên là đường Jules Ferry (Rue Jules Ferry), còn dân gian thì gọi là đường Thủy sư; giữa năm 1943, đoạn từ cầu Trường Tiền đến Đập Đá được cắt ra đặt tên đường Graffeuil (Rue Gaffeuil); đoạn còn lại vẫn mang tên Jules Ferry. Năm 1956, gộp hai đoạn làm một, đặt tên là đường Lê Thái Tổ. Sau năm 1965, đổi thành đường Lê Lợi và tồn tại cho đến ngày nay. Dân gian vẫn có cách gọi riêng là đường Tòa Khâm.

Con đường lễ hội
Festival, một góc nhìn nhân văn

(TTH) - Từ hướng tới những chủ thể chính là người dân, festival ngày càng thể hiện tính nhân văn. Tại Festival 2008, “Hành trình nối dài chuyện cổ tích” quyên góp được kinh phí xây trường học cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, phẫu thuật tim cho trẻ khó khăn. Festival 2010 có hoạt động vẽ tranh trên gạch, xây nhà cho bạn nghèo, bán ảnh góp vào quỹ từ thiện.

Festival, một góc nhìn nhân văn
Phố đặc sản Huế

(TTH) - Hơn ba năm trở lại đây, trên 2 tuyến đường Lê Huân và Ông Ích Khiêm, đoạn từ góc Lê Huân đến cửa Quảng Đức mọc lên nhiều cửa hàng bán các loại đặc sản Huế thu hút đông đảo du khách. Ngoài các sản phẩm làm quà tặng như kẹo mè xửng, rượu Minh Mạng, trà Cung đình, áo dài, nón lá, hạt sen, tôm chua, ruốc, mắm, cà muối... một số điểm còn kinh doanh các loại bánh Huế, chè Huế phục vụ nhu cầu ăn uống, giải khát. Những ngày Festival Huế 2012 này, các điểm kinh doanh ở phố đặc sản Huế luôn sôi động và nhộp nhịp khách...

Phố đặc sản Huế
Tour du lịch trải nghiệm, lợi thế của Thừa Thiên Huế

(TTH) - Bên dòng sông Hương, cạnh Đập Đá, Cồn Hến, vừa khai trương một loại hình du lịch mới có tên Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa – Huế nay. Đây là đơn vị kinh doanh du lịch thuộc Công ty TNHH Phú Đạt Gia. Nói như Tổng Giám đốc Lê Tân, Trung tâm sẽ là “Chợ đầu mối” tổ chức cho du khách hòa mình, trải nghiệm các tour du lịch khám phá bầu trời văn hóa, lịch sử của vùng đất Cố đô Huế. Nỗ lực của Trung tâm là làm sao khơi dậy không gian văn hóa làng nghề, võ thuật truyền thống cổ truyền, không gian vườn Huế, chùa Huế, đầm phá Tam Giang, không gian ẩm thực dân gian truyền thống Huế…

Tour du lịch trải nghiệm, lợi thế của Thừa Thiên Huế
Tính thực tế của lễ hội

(TTH) - Thay vì hoành tráng, Festival Huế 2012 được Ban tổ chức định hướng xây dựng theo tiêu chí tinh, gọn.

Tính thực tế của lễ hội
Chữ LIÊM trong đạo đức cách mạng

(TTH) - Trước lúc đi xa, trong di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết những điều tâm huyết về Đảng và đạo đức cách mạng. Bác dặn phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến đạo đức cách mạng cả về phương diện lý luận và hành động cách mạng. Về lý luận, Bác để lại cho chúng ta một hệ thống chuẩn mực đạo đức toàn diện và sâu sắc. Về tác phong, Bác là tấm gương mẫu mực về nói đi đôi với làm. Tác phong của Bác chứa đựng những phẩm chất đạo đức sáng ngời. Đạo đức cách mạng là các đức tính cần kiệm liêm chính, nhân nghĩa trí dũng, chí công vô tư.

Chữ LIÊM trong đạo đức cách mạng
Văn hóa doanh nghiệp

(TTH) - Để ngăn chặn tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” và góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch trong dịp Festival Huế 2012, tuần trước Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã có công văn yêu cầu các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn phải niêm yết công khai giá dịch vụ tại quầy lễ tân và bán theo đúng giá niêm yết... Để có cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm, Sở còn thông báo cả 2 đường dây điện thoại nóng để khách hàng và công dân tiện phản ánh... 

Văn hóa doanh nghiệp
Thành phố lễ hội

(TTH) - Cách nay ngót nghét cả thế kỷ, đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway đã cho ra đời tác phẩm “Paris là lễ hội”. Nhan đề cuốn sách có nghĩa là Paris thường trực là lễ hội, suốt 365 ngày trong năm và đó là lý do để thủ đô nước Pháp này trở thành một cực thu hút du lịch hàng đầu thế giới. Còn mới đây, khi bàn về phát triển lễ hội và du lịch Huế, nhà nghiên cứu Bửu Ý cũng đã nhắc đến Ernest Hemingway và cuốn sách của ông với sự gởi gắm và ngầm so sánh Huế với Paris với tư cách là thành phố lễ hội.

Thành phố lễ hội
Nơi ruộng đồng, sông rạch

(TTH) - Xứ Thừa Thiên quê mình được “trời phú” cho cái đa dạng đến lạ lùng về mặt sinh thái. Trên cao có núi cao và rừng rậm; xuống thấp hơn là vùng gò đồi với đồi rẫy nhấp nhô; ở giữa là vùng trũng đồng bằng với những cánh đồng con cò bay lả, bay la; lại đến vùng đầm phá với đồng chua nước mặn trước khi đến với vùng cát ven biển mênh mông. Tôi sinh ra ở vùng đồng bằng ven đô Huế. Cảm nhận đầu tiên của tôi về quê hương đất Thần kinh của mình là những cánh đồng và công việc đồng áng kia, phía trên là Dương Phẩm, Thanh Thủy Thượng; trước mặt là cánh đồng Dạ Lê; về phía dưới là Thanh Lam, Thần Phù; xa xa ngoài kia ấy là Đồng Di, Tây Hồ... nhiều gợi mở, tò mò và khám phá.

Nơi ruộng đồng, sông rạch
Nói và làm

(TTH) - Những năm 80, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có hàng loạt bài báo đăng trên Báo Nhân Dân với bút danh NVL. Đây là một chuyên mục mà bạn đọc yêu thích, nhắc nhở mọi ngành, mọi cấp về những việc cần làm ngay. Với chuyên mục “Những việc cần làm ngay” Cố Tổng Bí thư muốn nhắc nhở cán bộ, đảng viên về phương châm sống, phương châm lãnh đạo của người cán bộ và các cơ quan, đơn vị.

Nói và làm
Tiếp cận đất đai - dễ và... khó

(TTH) - Tuần qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phan Ngọc Thọ tổ chức họp bàn cùng các sở: Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng UBND tỉnh, Chi cục quản lý đất đai, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, thành phố, thị xã, các huyện trên địa bàn tỉnh... tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) về chỉ số tiếp cận đất đai. Động thái trên thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh nhằm thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Tiếp cận đất đai - dễ và  khó
Cà phê tổng hội

(TTH) - Tuổi cũng đã xấp xỉ 60, anh bạn tôi là một giáo viên dạy học ở Huế, có thói quen thỉnh thoảng tạt vào nhà số 22 Trương Định uống cà phê. Nhà anh ở cách đó khá xa, dễ chừng đến vài cây số. Anh cũng thường rủ tôi và không quên bảo rằng, mình muốn đến đó uống cà phê để nhớ lại một thời và biết đâu may mắn gặp lại những người bạn của ngày xưa. Cũng có lúc anh toại nguyện. Ví như dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua, cũng tại quán cà phê mà dân Huế mình vẫn gọi một cách gần gũi là cà phê tổng hội này, anh đã có dịp gặp lại một nhóm bạn học cùng thời từ Sài Gòn mới ra. Bạn bè lâu ngày gặp nhau, hàn huyên tâm sự và cà phê tổng hội là điểm hẹn mang nhiều ý nghĩa.

Cà phê tổng hội
Năm du lịch quốc gia, động lực cho du lịch Huế phát triển

(TTH) - Năm du lịch quốc gia 2012 gắn với Festival Huế là một sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế. Đây là cơ hội để giới thiệu, quảng bá với du khách, bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa đặc sác, những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của Thừa Thiên Huế. Điều quan trọng là qua hoạt động liên kết du lịch, Thừa Thiên Huế có điều kiện học hỏi, tranh thủ và tham khảo ý tưởng, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch, đầu tư phát triển du lịch của bạn bè trong và ngoài nước để đẩy mạnh hoạt động du lịch của địa phương mình. Sự kiện này là một lợi thế để Thừa Thiên Huế kết nối du lịch với các quốc gia với các tỉnh bạn trong xây dựng sản phẩm du lịch. Sau đó là đúc kết, định hướng để phát triển Huế - đô thị di sản, làm cho Huế độc đáo, đặc sắc trong tiến trình thu hút đầu tư để phát triển du lịch.

Năm du lịch quốc gia, động lực cho du lịch Huế phát triển
Return to top