Thể thao

Khai mạc Hội thao truyền thống Công đoàn Viên chức tỉnh lần thứ XVI

ClockThứ Sáu, 31/05/2024 21:32
TTH.VN - Tối 31/5, tại Nhà thi đấu Liên đoàn Lao động tỉnh (100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, TP. Huế), Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ XVI, năm 2024.

124 vận động viên tham gia giải cầu lông huyện Phú Lộc

Các VĐV Báo Thừa Thiên Huế tranh tài ở môn cầu lông

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch CĐVC tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thao truyền thống lần thứ XVI, năm 2024 – Phạm Thanh Sơn khẳng định, Hội thao là diễn đàn kết nối, động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, thu hút đoàn viên, người lao động; nâng cao vị thế và sức hấp dẫn của CĐVC tỉnh.

Thông qua tổ chức các môn thi đấu, Hội thao góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, tăng cường tinh thần giao lưu học hỏi, hiểu biết lẫn nhau trong các cấp CĐVC tỉnh; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. 

Hội thao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ 31/5 đến 2/6) quy tụ gần 260 vận động viên (VĐV) đến từ 41 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc CĐVC tỉnh, tranh tài 3 môn thi đấu: Quần vợt, cầu lông và bóng bàn, với tổng số 154 trận đấu.

Bóng bàn cũng là môn thu hút các VĐV tham gia  

Theo Ban Tổ chức, số lượng VĐV tham gia hội thao lần này ở từng bộ môn tương đối đồng đều nhau: Quần vợt 37 VĐV, bóng bàn 68 VĐV, cầu lông 49 VĐV.

Đây là hoạt động ý nghĩa của CĐVC tỉnh nhân hưởng ứng “Tháng Công nhân” năm 2024; tạo mối giao lưu, duy trì phong trào thể dục, thể thao trong cán bộ, đoàn viên khối CĐVC tỉnh.

Tin, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Return to top