Thế giới

WTO: Căng thẳng địa chính trị là rủi ro chính đối với thương mại quốc tế

ClockThứ Ba, 22/10/2024 15:38
TTH.VN - Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ralph Ossa cho biết, căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là ở Trung Đông hiện vẫn là rủi ro chính đối với thương mại quốc tế.

WTO: Xu hướng toàn cầu mới nổi tái định hình sự phát triển của thế giớiPhong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mạiHội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”ASEAN cần một hệ thống giáo dục hòa nhập

 Để giải quyết thách thức, chính phủ các quốc gia được kêu gọi bảo vệ hệ thống thương mại đa phương. Ảnh minh họa: WEF/Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Theo đó, căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá dầu tăng đột biến. Giá dầu tăng sau đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế vĩ mô và cả thương mại quốc tế.

Trong báo cáo công bố vào đầu tháng 10, WTO dự báo khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% vào năm 2024, tăng nhẹ so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 2,6%.

Một cập nhật quan trọng trong bản báo cáo mới là triển vọng khu vực. Trong đó nhà kinh tế trưởng Ralph Ossa cho biết châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn mong đợi, trong khi châu Âu lại đang yếu hơn. Với đà này, châu Á sẽ tiếp tục là động lực chính của thương mại quốc tế cả về mặt nhập khẩu và xuất khẩu.

Có khả năng xuất khẩu ở châu Á dự kiến sẽ tăng 7,4% vào năm 2024, cao hơn so với mức tăng 4,3% ghi nhận của nhập khẩu.

Theo nhà kinh tế trưởng Ralph Ossa, WTO đã kỳ vọng thương mại sẽ phục hồi vào tháng 4 và đến nay, kỳ vọng phục hồi vẫn giữ nguyên cho thời gian tới. Điều này phần lớn là nhờ bình thường hóa lạm phát và chính sách tiền tệ nới lỏng.

Trong số các quốc gia, Trung Quốc đã thể hiện thành tích xuất sắc về xuất khẩu và chính sách kích thích gần đây của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu trong nước và giúp cân bằng thương mại quốc tế.

Để giải quyết thách thức, chính phủ các quốc gia được kêu gọi bảo vệ hệ thống thương mại đa phương với tổ chức WHO là cốt lõi, đồng thời phải đảm bảo hoạt động của WTO phù hợp với thế kỷ 21.

Về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), nhà kinh tế trưởng của tổ chức WTO Ralph Ossa nhấn mạnh, tiềm năng của AI là rất lớn trong việc giảm chi phí thương mại, vượt qua rào cản ngôn ngữ và mở rộng các dịch vụ tích hợp kỹ thuật số.

Đan Lê (Lược dịch từ WTO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách

Tối 31/12, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình đến thăm NHCSXH tỉnh nhân dịp quyết toán niên độ năm 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Return to top