Thế giới

WHO: Ít nhất 20 vắcxin ngừa corona đang được phát triển

ClockThứ Bảy, 21/03/2020 10:20
Các quan chức thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho biết cuộc chạy đua phát triển vắcxin ngừa virus corona chủng mới đã đạt được tiến bộ đáng kể, có ít nhất 20 loại đang được phát triển.

Sau Mỹ, Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2Cần 2 tỷ USD để phát triển vaccine ngừa COVID-19Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệm

Một nhà khoa học người Israel làm việc tại phòng thí nghiệm thuộc Viện nghiên cứu MIGAL ở miền bắc Israel, nơi đang phát triển một vắc-xin ngừa virus corona chủng mới - Ảnh: AFP

Theo đài CNBC, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang hợp tác, chia sẻ thông tin với các nhà khoa học trên khắp thế giới về ít nhất 20 loại vắcxin ngừa virus corona khác nhau đang được phát triển.

Trong đó có một số loại đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng (thử nghiệm trên người) trong thời gian kỷ lục: chỉ 60 ngày sau khi bắt tay nghiên cứu, phát triển.

"Sự tăng tốc của quá trình này thực sự rất ấn tượng trên phương diện những gì chúng ta có thể làm, gây dựng trên nền tảng nghiên cứu đã được bắt đầu với dịch SARS, dịch MERS và nay được sử dụng với dịch COVID-19", bác sĩ Maria Van Kerkhove, người phụ trách kỹ thuật cho các chương trình khẩn cấp của WHO, chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo ngày 20-3 tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.

Dù vậy các quan chức WHO thận trọng khuyến cáo vẫn còn một thời gian rất dài nữa trước khi các loại vắcxin này có thể sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Các nhà khoa học hàng đầu cho biết phải cần tới 18 tháng để tiến hành những thử nghiệm lâm sàng và xin các giấy phép phê chuẩn độ an toàn để một loại vắcxin khả dụng có thể được lưu thông trong thị trường.

Bác sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành phụ trách chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng các thử nghiệm là rất cần thiết. Bởi theo ông, chỉ có một điều duy nhất nguy hiểm hơn một loại virus tồi tệ chính là "một vắcxin kém".

"Chúng ta phải rất, rất, rất cẩn thận trong việc phát triển bất cứ sản phẩm nào mà chúng ta có thể sẽ tiêm cho gần như tất cả dân số thế giới", ông Mike Ryan nói.

Cũng theo ông Ryan, đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với một loại vắcxin khởi động tuần này ở Mỹ là một sự "chưa từng có tiền lệ về tốc độ".

Theo ông, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nếu Trung Quốc và các nước khác không chia sẻ bảng mã gen của virus corona chủng mới với thế giới.

Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) đã phối hợp với hãng công nghệ sinh học Moderna để phát triển một loại vắcxin ngừa corona sử dụng chuỗi gen của chủng virus mới.

Thử nghiệm lâm sàng loại vắcxin này được bắt đầu từ ngày 16-3 tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle, Washington, Mỹ.

Giai đoạn đầu (pha 1) thử nghiệm sẽ thực hiện với 45 nam giới và phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 18-55, theo những thông tin chia sẻ trên trang web của NIH.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top