Thế giới

WHO: Nên nhường vaccine COVID-19 cho người trưởng thành và nước nghèo

ClockThứ Năm, 25/11/2021 17:58
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, do trẻ em và thanh thiếu niên ít nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng, nên các quốc gia nên ưu tiên tiêm chủng cho người trưởng thành và chia sẻ vaccine cho Cơ chế COVAX để mang đến nguồn cung vaccine cho các nước nghèo hơn.

WHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu ngườiWHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịchHội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầuWHO theo dõi biến thể mới, nghiên cứu nọc rắn làm thuốc trị COVID-19

Cần ưu tiên cho những đối tượng rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: Bloomberg/Người Lao động

Hướng dẫn tạm thời của WHO được ban hành khi nhiều cơ quan quản lý của một số nước đã cho phép sử dụng một số loại vaccine nhất định cho trẻ em, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Israel, gần đây nhất vào tuần trước là Canada.

“Vì trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn, trừ những ai nằm trong nhóm cơ nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn, việc tiêm chủng cho những đối tượng dân số này sẽ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính và nhân viên y tế”, WHO thông tin.

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước những hạn chế về nguồn cung vaccine COVID-19, các chương trình tiêm chủng nên tập trung vào việc bảo vệ các nhóm có nguy cơ nhập viện và tử vong cao.

Trong một diễn biến liên quan, tính đến chiều 25/11, trên thế giới ghi nhận hơn 259 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 5 triệu ca tử vong và gần 235 triệu bệnh nhân đã bình phục sau nhiễm.

Tình hình dịch trên toàn cầu vẫn đang vô cùng phức tạp. Các quốc gia, đặc biệt là khu vực châu Âu vẫn đang gồng mình chống dịch.

Cụ thể, chính phủ Pháp ngày 25/11 sẽ đưa ra các biện pháp ngăn chặn COVID-19 lây lan khi tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trên toàn quốc. Trong đó, Pháp muốn tránh triển khai những hạn chế lớn đối với cộng đồng, ưu tiên tăng cường các quy tắc giãn cách xã hội và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng tăng cường. Thêm vào đó, chính phủ nước này cũng sẽ thắt chặt những quy định liên quan đến thẻ y tế.

Theo dữ liệu, tình hình dịch có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những ngày tới, với tỷ lệ giữa số ca mắc bệnh mỗi tuần trên 100.000 người sẽ tăng trên 200 trong một hoặc hai ngày tới.

Cho đến nay, mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ 3 chỉ dành cho những người trên 65 tuổi và người dễ bị tổn thương. Song từ ngày 1/12, tiêm tăng cường vaccine cũng sẽ được triển khai cho những người từ 50 – 64 tuổi.

Cũng tương tự như Pháp, bất chấp khoảng 85% dân số trưởng thành Hà Lan đã được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cần thiết, song đến ngày 26/11, nước này cũng sẽ công bố các biện pháp mới để giải quyết số ca nhiễm tăng cao, gây áp lực lớn lên các bệnh viện.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Return to top