Thế giới

Vương quốc Anh có thể mất 8 triệu việc làm vì trí tụê nhân tạo (AI)

ClockThứ Tư, 27/03/2024 12:03
TTH.VN - Trong một báo cáo vừa được công bố sáng nay (27/3), Viện Nghiên cứu Chính sách Công (IPPR) của Anh cảnh báo với chính sách hiện hành của chính phủ, khoảng 8 triệu công nhân của Vương quốc Anh có nguy cơ bị mất việc làm vì trí tuệ nhân tạo (AI).

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AINóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu ÂuIMF: Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến gần 40% việc làm trên toàn cầuNgày càng nhiều việc làm bị thay thế bởi AI: Đáng lo hay đáng phải hành động ngay lập tức

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể “đe doạ” đến nhiều vị trí việc làm. Ảnh minh họa: TTXVN 

Theo báo cáo, AI đã tác động đến 11% các phần việc do nhân viên nước này đảm nhiệm, và con số đó có thể tăng lên gần 60% nếu các doanh nghiệp tích hợp công nghệ này sâu hơn. Các công việc bán thời gian, hay các phần việc hỗ trợ văn phòng như dịch vụ khách hàng có nguy cơ cao nhất, trong khi những công việc được trả lương cao hơn cũng sẽ ngày càng bị ảnh hưởng.

Những phát hiện này nêu bật những thách thức mà chính phủ phải đối mặt khi ngày càng đặt cược vào AI để giải quyết vấn đề năng suất của Vương quốc Anh. Trong bối cảnh các công ty trên toàn thế giới đang sử dụng AI để nâng cao hiệu quả, Bộ trưởng Tài chính Anh mới đây đã công bố khoản đầu tư 800 triệu bảng Anh (1,1 tỷ USD) vào công nghệ và AI để tăng sản lượng của các lĩnh vực công.

“AI hiện có có thể dẫn đến sự gián đoạn lớn trên thị trường lao động, hoặc có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể… Theo một cách nào đó, AI được coi là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi cho hàng triệu người trong chúng ta”, Carsten Jung, nhà kinh tế cấp cao tại IPPR cho biết, dựa trên kết quả phân tích 22.000 vị trí việc làm ở tất cả các loại công việc tại Anh.

“ ‘Ngày tận thế việc làm’ là không thể tránh khỏi…Do đó, chính phủ, người sử dụng lao động và các công đoàn có cơ hội đưa ra các giải pháp thiết kế quan trọng ngay bây giờ để đảm bảo chúng ta có thể quản lý tốt công nghệ mới này. Nếu không hành động sớm thì có thể sẽ quá muộn”, ông Jung cảnh báo.

Trong một báo cáo riêng được công bố hồi tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Anh thừa nhận AI đã ảnh hưởng đến việc làm trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Chính phủ cũng kêu gọi các trường học và người sử dụng lao động trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết để thích nghi.

Theo IPPR, chính sách của chính phủ sẽ có thể tạo ra sự khác biệt giữa tình trạng mất việc làm và tăng trưởng kinh tế khi áp dụng AI.

Mô hình hóa tác động tiềm tàng của việc áp dụng AI trong “làn sóng thứ hai” trên thị trường việc làm, IPPR nhận thấy trong tình huống tốt nhất, công nghệ này có thể làm tăng thêm tới 306 tỷ bảng Anh mỗi năm cho nền kinh tế Anh mà không gây mất việc làm, tùy thuộc vào chính sách của chính phủ. AI cũng có thể mang lại mức tăng lương lên tới 30%.

Tuy nhiên, nếu không có bất kỳ thay đổi chính sách nào, các nhà nghiên cứu ước tính AI sẽ “xóa sổ” 8 triệu việc làm mà không mang lại lợi ích kinh tế nào.

Về vấn đề kỹ năng AI, một nghiên cứu riêng từ Linkedin cho thấy Vương quốc Anh đang tụt hậu so với Ấn Độ, Mỹ, Đức, Canada và Israel. Theo Janine Chamberlin, Giám đốc quốc gia của Vương quốc Anh về nền tảng truyền thông xã hội tập trung vào việc làm, hiện chỉ có chưa đến một nửa số doanh nghiệp ở nước này đang đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng cho công nhân của mình.

Đáng lưu ý, các công việc của phụ nữ và thanh niên có thể có nhiều nguy cơ bị AI “thay thế”. Phụ nữ được tuyển dụng một cách không cân đối trong những nhiệm vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi công nghệ, trong khi các công ty có thể chọn việc dựa nhiều hơn vào AI cho các phần việc ở cấp độ đầu vào.

IPPR cho rằng chính phủ nên phát triển chiến lược AI công nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi công việc và phân phối lợi ích tự động hóa trên toàn nền kinh tế, thay vì để một số công ty nắm giữ. Các khuyến nghị được đưa ra bao gồm các ưu đãi tài chính để thúc đẩy việc làm - thay vì thay thế việc làm, đồng thời thay đổi các quy định và hỗ trợ các việc làm xanh vốn ít bị tự động hóa hơn.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi thế giới với tiềm năng định hình lại sự phát triển toàn cầu. Với sức mạnh biến đổi và tốc độ áp dụng nhanh chóng, AI chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Trong kỷ nguyên công nghệ này, thế giới đang đón nhận những cơ hội to lớn, cũng như thách thức chưa từng có.

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới
Return to top