Thế giới

UNEP kêu gọi các nước đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm khí thải từ các tòa nhà

ClockThứ Tư, 19/03/2025 17:11
TTH.VN - Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), các quốc gia cần phải hành động nhanh chóng để cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ nhà ở, văn phòng, cửa hàng và các tòa nhà khác - một lĩnh vực hiện chiếm 1/3 lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốtPhát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường Yêu cầu tăng mức phạt khí thải CO2 từ ôtô của châu Âu là đòn giáng với các nhà sản xuất

 Nhiều nước đang hướng tới xây dựng các tòa nhà xanh để giảm thiểu lượng khí thải. Ảnh minh họa: Dantri

Báo cáo mới của UNEP cho biết mặc dù ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực phi cacbon hóa các tòa nhà, nhưng tiến độ và nguồn tài chính chậm chạp đang đặt các mục tiêu về khí hậu toàn cầu vào tình thế nguy hiểm. Theo báo cáo, lượng khí thải CO2 từ lĩnh vực xây dựng đã tăng khoảng 5% trong thập kỷ qua, trong khi lẽ ra phải giảm 28%.

Trong một dấu hiệu tích cực, UNEP tiết lộ rằng lượng khí thải đã ổn định kể từ năm 2023 - khi các chính sách về khí hậu bắt đầu có tác động, đặc biệt là các tiêu chuẩn về tòa nhà xanh, việc sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống sưởi ấm và làm mát bằng điện. Các biện pháp bổ sung như thực hành xây dựng tuần hoàn, cải tạo hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà hiện có và ưu tiên sử dụng vật liệu carbon thấp cũng giúp giảm thêm mức tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý chất thải và giảm lượng khí thải nói chung.

Tuy nhiên, bất chấp sự tiến bộ này, ngành xây dựng vẫn là động lực chính của cuộc khủng hoảng khí hậu, tiêu thụ 32% năng lượng của thế giới và đóng góp tới 34% trong tổng lượng khí thải CO2. Ngành này phụ thuộc vào các vật liệu như xi măng và thép, chiếm 18% lượng khí thải toàn cầu và là nguồn rác thải chính trong xây dựng.

Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành của UNEP cho biết “các tòa nhà nơi chúng ta làm việc, mua sắm và sinh sống chiếm 1/3 lượng khí thải toàn cầu và 1/3 lượng rác thải toàn cầu. Tin tốt là các hành động của chính phủ đang có hiệu quả, nhưng chúng ta phải làm nhiều hơn và nhanh hơn nữa…”. Từ đó, bà kêu gọi các quốc gia đưa mục tiêu “cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải từ các tòa nhà và các hoạt động xây dựng” vào kế hoạch khí hậu của họ.

Được biết, trong khi gần 200 quốc gia đã ký Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015 – văn kiện có đề cập đến lĩnh vực này, thì cho đến nay chỉ có 19 quốc gia có mục tiêu chi tiết đầy đủ trong kế hoạch cắt giảm carbon quốc gia.

Tính đến năm 2023, các số liệu quan trọng như lượng khí thải liên quan đến năng lượng và việc áp dụng năng lượng tái tạo “vẫn thấp hơn nhiều so với tiến độ yêu cầu”. Điều đó có nghĩa là các quốc gia, doanh nghiệp và chủ sở hữu nhà ở hiện cần phải tăng tốc đáng kể để đạt được các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030.

Theo UNEP, lượng khí thải CO2 trực tiếp và gián tiếp hiện cần phải giảm hơn 10% mỗi năm, gấp đôi so với tốc độ dự kiến ban đầu, và việc triển khai năng lượng tái tạo cũng cần được triển khai tương tự.

Từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong mức tiêu thụ năng lượng tổng hợp chỉ tăng 4,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu gần 18% đề ra. Do đó, cần phải tăng tốc gấp 7 lần để đạt được mục tiêu của thập kỷ này là tăng gấp 3 lần mức sử dụng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.

Trước tình hình hiện nay, báo cáo của UNEP kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh việc triển khai các công nghệ tái tạo và tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng lên 46% vào năm 2030. Báo cáo cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tăng cường cải tạo hiệu quả năng lượng, bao gồm việc thiết kế, sử dụng các biện pháp cách nhiệt tốt hơn, sử dụng năng lượng tái tạo…; đồng thời, cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện tính bền vững của các vật liệu như thép và xi măng - những vật liệu chiếm gần 20% tổng lượng khí thải từ ngành xây dựng.

Đáng lưu ý, báo cáo phát hiện ra rằng đầu tư toàn cầu vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà trong năm 2023 đã giảm 7% so với năm trước đóxuống còn 270 tỷ USD, do chi phí vay cao hơn và việc thu hẹp các chương trình hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu. Để đạt được mục tiêu, các khoản đầu tư này cần phải tăng gấp đôi lên 522 tỷ USD vào năm 2030.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Japan Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu

Khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức quan trọng nhất mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay. Trong đó, nó vượt qua suy thoái môi trường, đe dọa đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ trong phát triển bền vững, sức khỏe cộng đồng, quyền con người và ổn định kinh tế.

Bình đẳng giới phải dẫn đầu hành động khí hậu toàn cầu
Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” 2025:
Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Thông tin từ ban tổ chức cho biết Liên hoan phim “Biến đổi khí hậu, Thay đổi cuộc sống” – CCCL 2025 đang tiếp nhận bản thảo các phim ngắn từ các tác giả ở Đông Nam Á cho đến hết tháng 4 này.

Khuyến khích những phim ngắn về biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á
Đến 2030, nhu cầu năng lượng từ các trung tâm dữ liệu AI sẽ tăng gấp 4 lần

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến cuối thập kỷ này, cơn sốt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn cầu sẽ đòi hỏi lượng năng lượng gần bằng lượng năng lượng mà cả Nhật Bản sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/2 nhu cầu đó có thể được đáp ứng từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Đến 2030, nhu cầu năng lượng từ các trung tâm dữ liệu AI sẽ tăng gấp 4 lần
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top