Thế giới

Tương lai của hệ thống bảo trợ xã hội toàn cầu

ClockThứ Ba, 25/03/2025 11:21
Kể từ khi ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở châu Âu, các chương trình bảo trợ xã hội chủ yếu được tài trợ thông qua đóng góp tiền lương của người lao động và người sử dụng lao động. Các chương trình này duy trì mức sống của mọi người khi tuổi già, bệnh tật, nuôi con hoặc thất nghiệp ảnh hưởng đến khả năng kiếm thu nhập của họ.

Phường Đúc - Điểm sáng an sinhTừ ngày 1/7, người dân được hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyệnLinh hoạt đưa các chính sách an sinh xã hội đến với người dân

 Cần các giải pháp sáng tạo để đảm bảo khả năng phục hồi của hệ thống bảo trợ xã hội. Ảnh minh họa: Báo Quân đội Nhân dân

Sự xuất hiện gần đây của các cuộc khủng hoảng toàn cầu như từ đại dịch COVID-19 và chi phí sinh hoạt tăng vọt, đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu và xung đột ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi đã làm nổi bật những rủi ro thảm khốc của việc bảo trợ xã hội không đầy đủ. Để giải quyết những điểm yếu này và hạn chế tình trạng bất bình đẳng tràn lan, chính phủ các nước phải nỗ lực đưa mọi người vào phạm vi của các hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện.

Song vào lúc các hệ thống như vậy cần thiết hơn bao giờ hết, các xu hướng toàn cầu có thể làm xói mòn và thay đổi cách thức hệ thống bảo trợ xã hội được tài trợ, đối tượng nào có thể tiếp cận và tiếp cận theo các điều khoản nào. Do đó, đảm bảo khả năng phục hồi lâu dài của hệ thống bảo trợ xã hội cần đòi hỏi các giải pháp sáng tạo.

Theo truyền thống, lao động là yếu tố thiết yếu cho sản xuất và tạo ra của cải. Song ngày nay, các công ty có giá trị nhất đang ngày càng tận dụng tài chính và công nghệ nhiều hơn so với lao động từ sức người. Đồng thời, tiền lương đang “dậm chân tại chỗ” và không còn tăng theo năng suất. Vì đóng góp bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào tiền lương, các công ty sử dụng lượng lớn lao động hiện phải gánh vác gánh nặng tài chính lớn hơn cả.

Một vấn đề cũng xảy ra là những thay đổi về nhân khẩu học như dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm đã và đang làm tăng các khoản đóng góp bắt buộc từ người lao động và người sử dụng lao động…

Để giải quyết những thách thức này, các quốc gia có thể tăng thêm doanh thu bằng cách tăng thuế đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Những nỗ lực toàn cầu nhằm thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu và thống nhất thuế suất đã và đang được tiến hành. Tuy nhiên, điều đó có thể là không đủ. Nhận định được đưa ra khi tài trợ dành cho các chương trình bảo trợ xã hội đang cạnh tranh với chi tiêu của chính phủ dành cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh và nhiều ưu tiên khác. Ngoài ra, việc tài trợ cho những chương trình này cũng đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn.

Ngoài việc mở rộng tài trợ thuế, có lẽ đã đến lúc phải xem xét lại thành phần và cấu trúc của các khoản đóng góp vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Đơn cử, chính phủ các nước có thể xem xét kế hoạch áp dụng một khoản thuế đối với robot hóa, tự động hóa hoặc trí tuệ nhân tạo để dành riêng cho bảo hiểm xã hội. Cách tiếp cận như vậy sẽ tạo ra một nguồn tài chính bổ sung, giúp giảm bớt áp lực kinh tế ngày càng tăng đối với người lao động và các doanh nghiệp nhỏ.

Từ lâu, bảo trợ xã hội đã thích ứng với bản chất thay đổi của công việc và hoạt động kinh tế. Chỉ bằng cách thích ứng, hệ thống bảo trợ xã hội mới có thể hiện thực hóa các nguyên tắc cốt lõi, gồm đoàn kết, tài trợ bằng vốn và lao động, tái phân phối và chia sẻ rủi ro trong nhiều năm tới.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Korea Herald)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sách - người bạn không thể thiếu trong xã hội tri thức

Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách và xem đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển con người.

Sách - người bạn không thể thiếu trong xã hội tri thức
Tự lực, chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Huế, ông Phạm Đức Tiến, giải quyết công việc trong bộ máy nhà nước cũng như trong một gia đình, phải nỗ lực, tự lực trước, chủ động suy nghĩ các hướng đi để phát triển.

Tự lực, chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội
Hệ thống thuế điện tử hoạt động trở lại từ sáng 17/3

Theo thông tin từ Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế), từ 8 giờ sáng 17/3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12/3 đến 8 giờ ngày 17/3) để phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan Thuế đã hoạt động trở lại.

Hệ thống thuế điện tử hoạt động trở lại từ sáng 17 3
Return to top