Thế giới

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

ClockThứ Sáu, 13/12/2024 15:00
TTH - Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Gla Hair: Thương hiệu tóc nối hàng đầu thị trường UKASEAN và Trung Đông: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ để mở ra cơ hội kinh tế và thương mạiCác hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á

Thỏa thuận chia sẻ rủi ro trị giá 1 tỷ USD sẽ thúc đẩy tài trợ thương mại tại các thị trường mới nổi. Ảnh minh họa: TTXVN 

Theo một tuyên bố chung ngày 12/12, IFC và HSBC cho biết, đối với thỏa thuận chia sẻ rủi ro vừa được triển khai, họ sẽ chia sẻ rủi ro ở tỷ lệ ngang nhau đối với danh mục tài sản liên quan đến thương mại do các ngân hàng thị trường mới nổi nắm giữ tại 20 quốc gia ở các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh, và Trung Đông.

Thỏa thuận này nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại xuyên biên giới, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong các ngành công nghiệp quan trọng, trong bối cảnh các nền kinh tế phải đối mặt với căng thẳng địa chính trị và những rào cản thương mại có thể tạo ra sự bất ổn cho các chuỗi cung ứng và đe dọa tăng trưởng kinh tế.

“Có một khoảng cách đáng kể và đang diễn ra đối với tài trợ thương mại tại các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trên toàn cầu, và khoảng cách này cần phải được giải quyết bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu”, ông Riccardo Puliti, Phó Chủ tịch IFC tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định trong tuyên bố chung.

Đáng chú ý, nhu cầu về tài chính thương mại đang vượt xa nguồn cung, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, với khoảng cách tài chính thương mại toàn cầu được ước tính ở mức 2,5 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu từ một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Cũng trong tuyên bố nói trên, ông Aditya Gahlaut, đồng Giám đốc phụ trách các giải pháp thương mại toàn cầu của HSBC tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Quan hệ đối tác của chúng tôi với IFC sẽ giúp đảm bảo nguồn tài trợ được chuyển hướng đến một phân khúc quan trọng đối với nỗ lực tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế ở nhiều thị trường mới nổi. Thu hẹp khoảng cách tài chính thương mại và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính sẽ đóng vai trò là trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng và tính bền vững trên khắp khu vực châu Á, cũng như các chuỗi cung ứng của khu vực này”.

Ông Aditya Gahlaut lưu ý thêm, tài chính thương mại là “nhiên liệu thúc đẩy động cơ kinh tế toàn cầu”.

Thỏa thuận chia sẻ rủi ro mới này được thành lập theo Chương trình Thanh khoản thương mại toàn cầu của IFC, chương trình đã và đang cung cấp mức hỗ trợ hơn 80 tỷ USD khối lượng thương mại toàn cầu, thông qua gần 30.000 giao dịch trong 20 năm qua.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Return to top