Thế giới
Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29:

Các hiệp định thương mại tự do cần là “ưu tiên hàng đầu” đối với châu Á

ClockThứ Sáu, 24/05/2024 14:27
TTH.VN - Đây là nhận định được Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đưa ra tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29 với chủ đề “Vai trò lãnh đạo của châu Á trong một thế giới bất định”, sự kiện đang diễn ra từ ngày 23 - 24/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo ông Srettha Thavisin, thương mại tự do đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư ở khu vực châu Á.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu ÁĐồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

 Các container hàng hóa được xếp tại một cảng biển ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin lưu ý: “Các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do cần là ưu tiên hàng đầu”.

Cũng theo ông Srettha Thavisin, quốc gia này có 15 hiệp định thương mại tự do với 19 quốc gia; bên cạnh đó, các cuộc đàm phán về 7 hiệp định thương mại tự do khác đang được tiến hành, bao gồm các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU).

“Chúng ta ở khu vực châu Á cần tiếp tục hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, với cốt lõi là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”, ông Srettha Thavisin cho hay; đồng thời ca ngợi sự thành công của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đáng chú ý, đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới xét về quy mô kinh tế, trong đó quy tụ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác đã có hiệp định thương mại tự do với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Ngoài ra, ông Srettha Thavisin cũng lưu ý rằng, Thái Lan đã bày tỏ ý định gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), bao gồm hầu hết các nền kinh tế tiên tiến phương Tây. Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết: “Chúng tôi quyết tâm xây dựng hệ sinh thái kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu về đầu tư”.

Các lĩnh vực chuyển đổi xanh và số hóa cũng là những yếu tố then chốt đối với hợp tác khu vực. Cụ thể, Thái Lan đang tìm kiếm đầu tư nhiều hơn vào hydrogen xanh và công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), cũng như mở rộng thị trường tín dụng carbon.

Hội nghị Tương lai châu Á là một hội nghị quốc tế nơi các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế và học thuật đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đưa ra ý kiến một cách thẳng thắn và tự do về những vấn đề khu vực, cũng như vai trò của châu Á trên thế giới. Được tổ chức hàng năm bởi Nikkei kể từ năm 1995, đây được coi là một trong những hội nghị toàn cầu quan trọng nhất ở khu vực châu Á.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia & Future of Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top