ClockThứ Tư, 20/02/2019 07:55

Nhật Bản: Dịch cúm lợn bùng phát, chính phủ và người dân bất đồng về tiêm vaccine

TTH.VN - Chính phủ và người chăn nuôi lợn ở Nhật Bản đang chia rẽ về việc có nên tiến hành tiêm phòng để ngăn ngừa sự lây lan thêm của bệnh sốt lợn đang diễn ra ở nước này hay không.

Hàn Quốc tăng cường kiểm dịch đối phó với dịch sốt lợn châu Phi

Lợn được mang đi tiêu huỷ tại một trang trại ở Tahara, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: KYODO

Theo Japantimes, nhiều người chăn nuôi lợn ở gần các khu vực có dịch tả lợn gần đây đang kêu gọi tiêm vaccine cho đàn lợn của họ càng sớm càng tốt. Trong khi đó, chính phủ cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để tiêm phòng, với lưu ý rằng động thái này sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thịt lợn.

Kể từ khi dịch cúm lợn bùng phát lần đầu tiên ở Nhật Bản sau 26 năm được xác nhận tại một trang trại lợn ở tỉnh Gifu vào tháng 9/2018, dịch bệnh này cũng đã được tìm thấy ở 4 quận khác là Aichi, Nagano, Shiga và Osaka. Đầu tháng này, dịch sốt lợn cũng đã được xác nhận tại một số trang trại ở thành phố Tahara thuộc tỉnh Aichi.

Cuối tuần trước, ông Katsumi Nakajima - người đứng đầu hiệp hội chăn nuôi lợn ở tỉnh Shizuoka, và những người khác kêu gọi Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Takamori Yoshikawa đưa ra quyết định về việc sử dụng vaccine sốt lợn. Tuy nhiên, Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản vẫn phản đối việc tiêm chủng tại thời điểm này khi nói rằng việc sử dụng vaccine nên là phương án cuối cùng.

Được biết, các trang trại không có lợn nhiễm bệnh cũng sẽ phải tiêm phòng cho động vật của mình nếu chúng nằm trong khu vực tuân theo chương trình tiêm phòng và việc bán thịt từ lợn đã được tiêm phòng có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhận thức tiêu cực nào.

Nếu lợn ở Nhật Bản được tiêm phòng, quốc gia này sẽ mất tư cách không bị sốt lợn thông thường (CSF), do Tổ chức Thú y Thế giới đưa ra. Điều đó, nếu xảy ra, có lẽ sẽ khiến nhiều quốc gia hạn chế nhập khẩu thịt lợn Nhật Bản, các nguồn tin cho biết.

Nhật Bản trước đây đã cố gắng ngăn ngừa dịch sốt lợn theo chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Nhưng sau đó Bộ đã thay đổi chính sách và nước này đã trải qua 11 năm kể từ năm 1996 không có dịch sốt lợn mà không cần sử dụng vaccine.

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, có thể ngăn chặn dịch bệnh này lan rộng hơn thông qua việc kiểm soát vệ sinh kỹ lưỡng. Bộ nghi ngờ rằng nhiều trang trại lợn bị ảnh hưởng đã không thực hiện các bước cơ bản - chẳng hạn như nông dân cần thay giày cao su. Tuy nhiên, một số người chăn nuôi lợn khẳng định các biện pháp kiểm soát vệ sinh tối đa đã được thực hiện. Trong khi đó, một quan chức nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát vệ sinh, mà không phụ thuộc vào vaccine.

Trên thế giới, dịch sốt lợn châu Phi (ASF), vốn nguy hiểm hơn CSF, đang lan rộng ở Trung Quốc. Hiện vẫn chưa có vaccine nào hiệu quả để chống lại ASF.

Tố Quyên (Lược dịch từ The Japantimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN

Nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản - ASEAN, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Nhật Bản vào hợp tác tài chính của ASEAN.

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN
“Sashimi” Huế từ hơn trăm năm trước…

Một bận cách đây đã lâu, đi công tác TP. Hồ Chí Minh (HCM), tranh thủ có thời gian trống, tôi hú gặp mấy người bạn cùng lớp thời phổ thông ở Huế. Mấy anh em gặp nhau quá mừng, hội ý chớp nhoáng, họ delete chầu cà phê, chở tôi thẳng tới nhà hàng làm vài ly cho nó nồng ấm.

“Sashimi” Huế từ hơn trăm năm trước…
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

TIN MỚI

Return to top